Ẩn Sĩ

hbyen

Ma Tập Sự
28/5/17
7
3
27
Chương IV: Thiên Trùng Quỷ.
Năm năm lăm năm sáu là thời hỗn loạn nhất ở đất nước ta, lúc này miền Bắc mới xây dựng được chế độ, đi đâu cũng giăng khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam", thành thử hầu như mười phần thì tám phần thanh niên rời quê đi chiến trường hết. Bỏ lại quê một mảnh tiêu điều, xác xơ, nói là hỗn loạn, vì thời này thật đúng là thời "Ma quỷ sống chung với người". Khói lửa chiến tranh lan tới, người chết như rạ, lại thêm nạn đói, dịch bệnh vong quỷ càng nhiều, thanh niên lại đi hết, chỉ còn người già trẻ em nên làng quê càng thiếu đi sinh khí, ma quỷ càng lúc càng làm bậy. Nhưng hầu như cái gì riết cũng quen, người ta quen dần với ma quỷ, những ma đói, Thần vòng, ma da,.. người ta coi như đồ trẻ con, nhưng chỉ có một thứ khiến ai nhắc tới cũng phải run rẩy, chính là Trùng- Trùng tang- nó như ám ảnh tâm trí mỗi người, cắn rứt linh hồn người ta. Khiến ai ai cũng sợ hãi, lo sợ!
Tháng sáu năm nhăm sáu, cả làng lại nô nức tiễn thanh niên vào B- hầu như cảnh tượng của mọi vùng quê miền Bắc những năm tháng ấy- vui vẻ lắm, như ngày hội làng khi xưa, ai cũng vui mừng, háo hức, vì được góp phần sức cho đất nước. Mới được vài tháng, thì có tin từ chiến trường báo về, anh Tú cháu cụ An hi sinh- anh mới đi được ba tháng- vào trong chiến trường đã ngã bệnh sốt rét, cuối cùng không qua được! Cả làng như chết sững, ai nấy đều buồn, vì anh Tú xưa nay được lòng cả làng lắm, vừa đẹp trai lại học giỏi, anh được trường Đại Học giữ lại nhưng quyết ý vào Nam, ai ngờ anh mới đi được vài tháng mà đã thành ra cơ sự ấy! Những năm ấy thì liệt sĩ chết trên đường hành quân, hay chết trận trên chiến trường người ta đều không có gửi được di hài về, họa may là một số đồ dùng cá nhân, hay vài bộ qần áo, kèm theo giấy Báo tử. Cả nhà anh khóc lên khóc xuống, ngày chôn anh ai nấy cũng buồn, riêng cụ Nhĩ đứng một góc đăm chiêu lắm, ai cũng nghĩ cụ thương anh Tú, vì ngày xưa cụ cưng chiều anh Tú như cháu cụ- hai ông cháu quấn quít lắm. Rồi cụ Nhĩ thở dài, đi về, bóng lưng cụ đi lạc trong ráng chiều...
Rồi bẵng đi vài tháng, tuy mọi người vẫn tiếc anh Tú lắm, nhưng rồi bận bịu tăng gia sản xuất nên dần cũng quên bẵng đi. Rồi càng ngày làng càng có nhiều việc lạ, dạo gần đây cá từ dưới sông cứ đến khoảng đầu giờ chiều là nhảy lên mặt nước liên tục- giống như thiếu khí vậy. Dân làng thấy lạ rồi cũng tặc lưỡi nghĩ là do mấy ngày này sắp có giông, nên cá thiếu khí nhảy lên đớp khí. Nhưng rồi hai ba ngày cá vẫn nhảy, mà giời thì chẳng có con mưa nào cả, đến hôm cuối thì nguyên khúc sông chảy qua làng cá nhảy lên bờ ngáp ngáp, ộc máu đen như mực tàu rồi chết. Dân làng đã hãi lắm rồi, đánh bạo vào hỏi cụ Nhĩ thì cụ chỉ lắc đầu đáp:
- Tôi cũng không rõ ràng lắm, bắt quẻ thì vẫn là quẻ "U nhân trinh cát"- hẳn là chưa có việc gì bất lợi với làng ta!! Khó hiểu quá!! Thôi các anh chị cứ về lo làm ăn, có gì tôi sẽ báo lại ngay!
Tất cả nghe cụ Nhĩ nói vậy thì cũng an tâm lắm, hồ hởi về nhà thì lại thấy gà vịt ủ rũ hẳn đi, rồi một vài đàn thì chết rũ cả. Nghĩ là có dịch nên ai đấy cũng chỉ mang đám gà vịt ra ngoài hào tre vứt hết thôi. Rồi một đêm nọ chú Tị mới nửa đêm trốn qua hào tre để đào đám vịt gà chiều nay làng mới vứt về làm thịt, chả là túng quá làm liều, chú nghĩ là ra đào về làm thịt rồi mang ra chợ Huyện bán kiếm ít tiền mua ngô mua gạo. Vừa trèo qua lũy đất thì chú bỗng thấy phía trước có bóng người. Chú ngơ ngác ngước lên thì thấy một bóng người cao lớn, chú giật mình nên đánh tiếng hỏi:
- Ai đấy?
Thì người kia không đáp, chỉ đứng lẳng lặng nhìn chú, ánh mắt đỏ ké nhìn chăm chăm chú như con thú hoang vậy. Chú run lắm rồi, lúc này chú mới để ý là chú đang ở trên cái lũy đất, mà từ cái lũy đất đến cái hào tre của làng chênh nhau cả mét. Thế chẳng ra "cái đứa" trước mặt chú nó phải cao gần ba mét cơ à? Nghĩ đến đây chú sợ hãi lắm, người cứng đờ lại, lại thấy mắt nó đỏ ké như hòn than, chú như không thở được! Lúc này thì cái bóng đen như lướt trên mặt đất từ từ tiến lại phía chú, nó há mồm rộng, cái mồm từ từ há ra rồi kéo rách toạch cả khoang miệng, đỏ lòm lòm như chậu máu lớn. Chú Tị lúc này điếng người rồi, sắp ngất thì nó từ từ giơ tay lên, tay nó dài ngoằng ngoẵng như cái đòn gánh, vừa gầy vừa xương lại trắng ởn- trắng như củ dong riềng- vừa dài lại thon thon béo múp míp như con nhộng. Nó quơ tay lại phía chú Tị định túm lấy thì chú đờ người quên không bám vào cái cọc tre cốt củ lũy đất, thế là chú ngã lăn xuống bãi cỏ. Cái bóng kia với tay bắt hụt vào khoảng không, nó liền thét lên một tiếng rú dài rít lên như tiếng sáo tre vậy, nghe vừa đanh vừa khô vang khắp làng, lúc ấy chú Tị mới định thần nhìn vào mặt nó, tuy là nó trắng ởn với cái miệng gần như rách toạc kéo xuống cổ nhưng chú vẫn nhận ra mang máng- nó giống hệt anh Tú. Một lần nữa, chú lại đờ người, lúc này cái "thứ kia" quay lại nhìn chú, mắt nó đỏ rực lên, rồi nó lại rít lên một tiếng nữa, gầm gừ ngoài lũy đất giống như có một thứ gì ngăn cản không cho nó vào vậy, lúc này sợ quá chú ngất đi.
Lúc chú tỉnh lại thì chú đã ở nhà rồi, quây quanh chú là dân làng, cả làng nghe tiếng rít thì mới đốt đuốc chạy ngay ra. Ai ai cũng hoảng, vì lúc ra lũy đất thấy chú bất tỉnh rồi, hơi thở thì vào ít ra nhiều, may có cụ Nhĩ châm cứu cho một hồi. Lúc này chú mới thở hắt ra nói thều thào:
- Thằng Tú... nó...về...nó ở ngoài hào làng...nó định.. bắt cả cháu...
Nhà cụ An nghe thế sửng sốt lắm, mẹ anh Tú thì gào khóc lên. Cụ Nhĩ nghe vậy thì mới hỏi kỹ chú Tị, lúc nghe đến lúc da "nó" trắng ởn lại béo múp như con nhộng, cụ Nhĩ hoảng hốt lại thúc cụ An gọi hết nhà cụ lại cho kiểm tra. Cụ Nhĩ liền bắt mọi người trong nhà cụ An quệt lên ấn đường một đám bột đỏ, rồi quẹt lên lòng bàn chân nơi huyệt Dũng Tuyền, nơi trán ở Mi tâm, rồi lòng bàn tay tổng cộng năm điểm. Rồi cụ niệm chú, lúc này bắt đầu có khói bốc lên từ đám bột đỏ, cả nhà cụ An mới hãi lắm, vì đám bột đỏ của nhà cụ còn nguyên, chỉ có đám bột nơi mi tâm của em trai anh Tú là bắt đầu bốc khói như bị đốt, nó dần đen kịt lại. Cụ An sợ hãi quá, liền hỏi cụ Nhĩ việc này cớ ra làm sao, thì cụ Nhĩ mới lắc đầu đáp:
- Nói cụ bỏ quá cho, tôi vừa dùng phép "Sa Giả Thiên Nhãn" để nhìn mệnh của cả nhà cụ! Phép này Chu Sa quết ở năm huyệt Dũng Tuyền ở hai chân, Hợp Cốc ở tay, cùng với mi tâm, tựa như một vòng ngũ hành luân chuyển- từ tinh khí tiết ra để đoán lấy số mệnh. Dựa vào phép này, tôi e thằng Tú thành Trùng rồi- nó có lẽ về bắt từng người nhà cụ. Mà người dính họa này đầu tiên chắc là thằng Tuấn mất thôi!
Nghe đến trùng thôi mà cả làng ai cũng tái mặt, vì vong quỷ thì cũng chỉ một hai người thôi, nhưng trùng thì khác. Nó không có cách nào tránh, nó như con dòi trong xương, bám theo cả dòng họ, có thể làm cả họ tuyệt tự, bắt dần bắt mòn từng người cho tới người cuối cùng. Lúc này cụ An sợ hãi lắm, cụ lo cho cả họ hà mình, lo cho thằng cháu chưa hiểu chuyện đứng cạnh bên. Cụ Nhĩ thì đứng suy nghĩ một lúc, lúc này cả làng đứng quanh không ai dám thở mạnh, thì cụ Nhĩ mới lắc đầu bảo cụ An:
- Việc này khó! Cụ nghe lời tôi trước cứ về nhà đã, tôi xét thì thằng Tú nó chưa về bắt người ngay đâu, vì qua phép tôi thấy mới tắt mệnh ở mi tâm, chỉ khi tắt đi Sa mệnh ở Dũng Tuyền thì mới gấp. Tôi phải cẩn thận lo liệu mới được, tôi sẽ mời sư huynh của tôi về, cụ cứ an tâm!
Cụ An nghe thế chỉ biết thở dài, lúc này cụ Nhĩ mới bảo cả làng tản đi, rồi cụ lại trầm ngâm ngồi dưới ánh đèn một lúc.
Từ lúc nghe tin có trùng, dân làng đóng cửa lên đèn sớm, trẻ con không được ra ngoài chơi đêm nữa. Vì cứ đến giữa đêm từ ngoài làng vọng về tiếng tru rít vang vọng giữa đêm. Ai đấy đều nơm nớp lo sợ...
Rồi sư huynh cụ Nhĩ cũng đến sau đấy một ngày, cụ Nhĩ cười cười rồi ra tận cổng làng đón. Cụ Nhĩ gọi dân làng ra sân Đình rồi cười bảo:
- Xin thưa dân làng, đây là sư huynh tôi- cũng là chưởng môn của phái chúng tôi hiện nay. So với sư huynh thì Ấn Pháp của tôi không khác gì ánh đom đóm. Có ngài ấy, mọi người cứ an tâm.
Sư huynh cụ Nhĩ nghe thế liền lắc đầu, cười mỉm liên tục. Cụ râu tóc bạc trắng, cũng khoác chiếc áo bào dài, nhìn xêm xêm tuổi cụ Nhĩ thôi nhưng cụ có vẻ béo tốt hơn một chút. Cụ Nhĩ liền nói tiếp:
- Sư huynh tôi luyện pháp "Bế Ngôn"- không nói chuyện được nên dân làng chớ trách. Bây giờ việc gấp không nhiều lời, tôi cần mười hai cái chum, mỗi chum chứa xương của mười hai con giáp. riêng chum nào làng ta không tìm được xương thì cứ để đấy mặc tôi! Kiếm thêm cho tôi ba mươi sáu ông đầu rau- là viên đất đặt trên bếp mà ngày xưa miền Bắc hay dùng, chủ yếu để giữ lại tro bếp với lửa tàn, sau dễ nhóm lửa! Cùng rượu gạo loại mạnh!
Rồi cụ Nhĩ quay sang nhìn chăm chú sư huynh cụ một lúc, sau đấy cụ liên tục gật đầu, tỏ ý đã hiểu, rồi cụ lại quay sang bảo tiếp:
- Tôi xin làng ta cho tôi xin các thứ sau: Địa tương thủy, Nước mưa mới hứng chưa dùng; Diêm tiêu; Lửa hương đèn chưa tắt; Dao chọc tiết thật sắc; Đề ngựa; Gỗ lim ngâm; Ngọn cây đa; Đất sét đỏ cùng Phù sa! Xin làng nhanh chóng tìm cho!
Mãi một ngày sau cả làng mới tìm được đủ hết cho cụ Nhĩ, cụ liền lấy Chu Sa ra quết lên một mảnh xương bò, rồi lấy mực tàu vẽ thành từng miếng vảy như vảy rắn, bỏ vào chum có chữ "Rồng". Xong xuôi đâu đấy cụ quay sang bảo với cụ An:
- Tối nay có gì cũng không được mở cửa đâu cụ nhé, nhất là không được để nhang trên bàn thờ các cụ tắt- không là khước trạch các cụ không về được. Với lại nhang ở Thổ Địa nữa cụ ạ, nếu không là trùng lọt vào nhà đấy! Cuối cùng là nên thắp ở tứ chi thằng Tuấn cũng không được tắt, là Mệnh đăng của nó cả đấy, tắt một cái sau rắc rối lắm!
Nói rồi cụ cùng sư huynh cụ đi ra khỏi làng, bước vội ra ngoài cánh đồng Than. Bấy giờ cụ đi chôn mười hai cái chum thành một vòng tròn, mỗi chỗ cụ bỏ thêm một chút mực Tàu, rồi rắc Thần Sa nối chúng lại với nhau. Còn chôn mười thứ kia thành hai đoàn, một đoàn gồm Địa tương, Diêm tiêu, Dao chọc tiết, Gỗ lim, Đất sét cụ chôn thành một ngôi sao năm cánh, cụ tưới lên đấy một chút huyết gà. Rồi còn năm thứ kia cụ chôn thành một vòng bên trong nữa. Xong xuôi đâu đấy cụ đứng đợi một lúc, lúc này sư huynh cụ nhíu mày, giơ tay lên bấm độn vài cái. Rồi cụ rút từ tay nải ra một cái thẻ tre, một cái bút lông, cụ đang định viết thì bỗng nghe tiếng rít vọng lại... Một bóng đen lướt tà tà mặt đất về phía hai cụ, cụ Nhĩ lẫn sư huynh cụ đều biến sắc mật. Vì không chỉ một bóng đen, mà là một đám, chúng bay lờ lờ mặt đất như cơn gió, thoát từ phía xa mà đã xuất hiên gần sát cạnh hai người rồi. Lúc này sư huynh cụ mới thở hắt một hơi, nói với cụ:
- Thiên Trùng!!!
- Tôi tính sai rồi! Ắt hẳn là Thiên Trùng Quỷ mới bắt nhiều Trùng quỷ thế này bắt người! E là không dễ đối phó đâu! Thiên Trùng từng là Quỷ Sứ, Phán Quan của Âm Ti nhưng lại sa đọa mà tu luyện trái đường, mê hoặc vong hồn kẻ xấu số mà về bắt thân nhân người ta, từ đấy kiếm Số vận, Huyết khí,...Nhìn số Trùng Quỷ này, e rằng Thiên TRùng đã tu luyện lâu lắm rồi!
Sư huynh cụ Nhĩ không nói không rằng, giơ ngon tay trỏ lên nói lớn:
- CẤM!
Tức thì đám Trùng quỷ đứng yên lại như bị thứ gì trói lại, miệng mở to rú rít lên ghê gớm! Cụ Nhĩ cũng không đứng không, Cụ liền tung nắm Đậu binh ra, sau đấy rút chiếc La Bàn rồi hét lên:
- Thiên Can thập nhị linh, Đại Chi thập chi hồn. Thập Nhị Chân Dương chi Tứ Quý vi Trận! Kết lục lục tam thập lục tiểu trận!! Khai Khai Khai!!! Thập Chi Sinh Hồn Chi Nguyên Âm vi Ngũ Hành chi trận! Thi triển ngũ ngũ nhị thập ngũ tiểu trận! Kết Kết Kết!
Tức thì từ hai luồng sáng, một đỏ cam một xanh bạc bay về phía cụ, luồng sáng màu đỏ bay về phía Đậu Binh, màu xanh bạc thì chia về phía cụ Nhĩ và sư huynh cụ. Lúc này đám Trùng Quỷ như phát điên, chúng cắn xé ròi lao về phía cả hai người, sắc mặt sư huynh cụ tái nhợt hẳn đi, cụ Nhĩ thấy thế liền tung cái La Bàn về phía đám Trùng Quỷ. La Bàn màu đỏ sậm lao như thiêu thân về đám bóng đen, tức thì có tiếng xì xèo như đốt cháy, cùng tiếng rú lên thảm thiết, tiếng rít gào căm hận, cụ Nhĩ cố gắng giữ thân mình đứng vững. Sư huynh cụ nhíu mày, từ trong tay cụ kéo ra một luồng sáng màu tím nhạt pha lẫn đỏ cam, cụ chỉ về phía đám Trùng Quỷ đang bị giữ lại, khẽ nói:
- Trảm!
Luồng sáng bay vụt nhanh qua đám bóng đen, tức thì chém chúng thành hai nửa, từ thân mình chúng rơi xuống đất từng mảng trắng ởn như củ dong riềng, khi rơi chạm đất thành những con Trùng béo mũm mĩm, to ệch, trông như những con mỗi chúa cực lớn bò lổm ngổm khắp mặt đất! Hai cụ thở hắt một hơi thì lúc này bỗng nghe tiếng cười khanh khách, từ đám bóng đen vọt ra một bóng người. Bóng người này nhỏ thó, hai tay dài hơn hông, đứng lom khom như thể một cụ già còng lưng vậy. Khiếp sợ nữa là gần như nó không có mặt, hoặc chính xác hơn là mặt nó đen kịt, không có mắt mũi mồm miệng, chỉ có một mảng hư vô. Cụ Nhĩ mới giật mình, hỏi dò:
- Thiên Trùng Quỷ???
Tức thì mộtt tiếng cười lại vang lên, nó bỗng phất tay, cả đám TRùng Quỷ đang bò lổm ngổm dưới đất bỗng lao về phía hai cụ như tên bắn, cụ Nhĩ đang cả kinh thì sư huynh cụ khẽ phất tay, nhẹ nhàng nói:
- Vệ!
TỨc thì đám Trùng Quỷ lao lại như va phải một bức màn, rồi mắc ở đấy nổ tung lên, bay ra hàng đám nhớt xanh bốc khói thum thủm, hai cụ thở dài một hơi. XOng xuôi đâu đấy đợi đám khói tan bớt thì không thấy con Thiên Trùng đâu nữa.
SAu lúc về làng, cụ Nhĩ kể Thiên Trùng Quỷ là loại Quỷ tu từ những vị Quan gia dưới trướng các Thánh, các Vương cõi âm, lợi dụng được phép tu của Âm ty nên sai khiến được Vong Quỷ. Chúng luyện vong thành hình những con Trùng rồi sai Trùng về bắt người, bắt càng nhiều thì càng mạnh! Còn về sư huynh cụ Nhĩ, cụ luyện thuật "Pháp Ngôn"- luyện thành "Ngôn xuất Pháp tùy" mọi câu nói đều thành pháp thuật, nên phải Bế Khẩu, đây cũng là một trong ba độc môn của Thái Vi. Rồi sau đó sư huynh cụ rời đi, cụ thở dài, rồi bắt đầu kể cho dân làng nghe về môn phái của cụ- Đạo quán Thái Vi!
 

Thích Ăn Hành

Ma Tập Sự
10/6/17
4
1
26
Phần này đọc chưa thỏa mãn b ơi. Đoạn tả Tú về cần cho thêm ít mồi kinh dị nữa. Còn đoạn ngoài Đồng Than thì càng cận cảnh càng tốt. Tốt nhất nên thêm đoạn nhà cụ An khi cụ Nhĩ ra Đồng Than làm phép.
Cuối cùng Cảm ơn b vì đã đăng bài thỏa mãn ace ;););)
 

Seice

Ma Tập Sự
13/6/17
1
1
19
Hâm mộ bác thớt viết được truyện này quá. Level phải gọi là không gì không thể viết, miêu tả skill của cụ Nhĩ thôi rồi lượm ơi mấy phim ma tầu phục. Mà cụ Nhĩ như thần Trấn làng vậy, mong cụ cứ khỏe để có thêm truyện.
 

hbyen

Ma Tập Sự
28/5/17
7
3
27
Chương V: Sâm lâm hổ yêu.
Sau khi giam trùng ở Đồng Than xong, cụ Nhĩ cùng sư huynh cụ mệt mỏi lê bước về làng. Bấy giờ, làng cửa nẻo đóng chặt, phụ nữ và trẻ em thì được tập hợp ở Đình làng, còn chỉ có đám thanh niên đốt đuốc đứng ở cổng làng trông ra cánh Đồng. Thấy bóng hai cụ thất thểu đi về làng, mọi người túa ra, cụ Nhĩ bấy giờ sắc mặt tái nhợt, chỉ thở hắt ra rồi ngã quỵ xuống. Mọi người thấy thế hoảng hốt đưa hai cụ về lại Đình, xông bò kết, bóp rượu một hồi lâu thì hai cụ mới sực tỉnh. Bấy giờ sắc mặt cụ Nhĩ mới phục hồi chút huyết sắc, cụ nhấp một ngụm rượu cho ấm người, rồi thều thào nói như tự hỏi bản thân:
- Không ngờ vẫn mang được bộ xương già này về làng! Mệnh lớn thoát chết lần nữa chăng?
Rồi cụ nhìn về phía xa xăm, thở dài. Sư huynh cụ bấy giờ cũng đã tỉnh lại, ngồi trầm ngâm rồi quay sang nhìn cụ, hỏi:
- Niệm?
- Đúng thế sư huynh, tôi đang nghĩ về Đạo ngôn của Sư phụ lúc ta mới nhập môn, e rằng sắp ứng nghiệm rồi!
*****
Năm ấy, sau khi vua Hàm Nghi thảo chiếu cần Vương, sĩ phu Bắc Hà cùng Ngài kháng chiến mười năm, cuối cùng thất bại vì phản trắc. Mười năm, cậu tú Nhĩ từ khi đầu còn để chỏm cũng lớn lên trở thành một thanh niên mười bảy tuổi. Vừa đậu Tú Tài kỳ thi Hương ở trường thi Vinh, cậu liền bỏ kỳ thi Hội năm ấy vượt đèo trèo dốc về Tân Sở thì nghe tin dữ, liền thay đổi lộ trình, đi ra Bắc tìm về nơi căn cứ cuối cùng của cuộc khởi nghĩa- Yên Thế. Khi ấy cậu tú Nhĩ rời làng, ông Cử cha cậu tức đến nổ phổi, thằng con ông nuôi lớn bằng đầu bằng cổ, chỉ mong nó học dăm ba chữ Thánh hiền rồi ra làm quan, rạng rỡ tông tộc họ hàng. Cuối cùng nó bỏ lên rừng làm giặc cỏ, quản chi Hàm Nghi, giờ là năm Đồng Khánh nguyên niên, có Chủ thượng nào phải chui rừng chui rú đâu? Chỉ có Hoàng đế ở trong Cấm thành với Tây chứ còn ai nữa.
Cậu tú Nhĩ đi theo một đoàn thương lái bông đi từ Thừa Thiên ra Hà Nội, vốn là cậu đi một mình nhưng dọc đường đến Thanh Hóa thì gặp thương đoàn này, cả đoàn tải hàng đi thì người trong đoàn bị sốt rét nặng. Lúc ấy tưởng cửu tử nhất sinh thì gặp được cậu tú Nhĩ, vốn học được ít tâm đắc về thuốc Nam ở quê, cậu tận tình chạy chữa, sau đấy kết đoàn cùng đám người này. Vừa để dễ dàng chiếu cố nhau, vừa an toàn khi đông người vượt rừng núi không gặp phỉ, gặp cướp hay thú dữ gì.
Bấy giờ nước ta vẫn còn hoang sơ lắm, núi rừng còn lắm beo hổ, nên người ta phải kết thành đoàn đông người mới dám vượt núi vượt rừng. Bấy giờ mới sang Thu, đoàn thương lái đi tới Tam Điệp rồi, ông trưởng đoàn mới thở hắt một hơi, nói lớn:
- Giờ tới Tam Điệp rồi phỏng, vậy đầu Đông là ta chắc chắn tới được Hà Nội! Tối nay ta nghỉ ở đây, ngày mai lên đường sớm nhé các bác?
Nghe thế cậu Tú cũng chỉ cười cười, bấy lâu nay cậu chỉ quen ở nhà ăn no mặc ấm, nay ngủ ngoài trời, lại giữa rừng thế này thì có gì thú hơn. Cả đoàn người giả gianh, căng lều, ăn no rồi để lửa tại đấy đi ngủ. Ở nơi rừng rú hoang vu này, chỉ có tiếng gáy đêm của cú từ xa vọng về, tĩnh mịch đến đáng sợ. Cậu tú nằm thấp thỏm mãi, vừa thiếp đi một lúc thì nghe tiếng sột soạt, cậu hé mắt ra thì thấy một người đàn ông đồng hành đang mò mẫm đi ra ngoài. Chắc mẩm người này đi vệ sinh, cậu lại nhắm mắt, chừng chục phút sau không thấy người kia quay lại, cậu tò mò dậy thì hoảng hốt: Cả lều năm sáu người nãy ngủ cùng cậu đều không một ai còn ở đây. Cậu Tú cũng sợ hãi, liền lồm cồm bò dậy, vén lều nhìn ra bên ngoài, rồi cậu sang bên lều của chủ đoàn, khẽ khàng hỏi:
- Chú Vinh! Chú Vinh ơi! Cháu bảo cái này!
- Cái gì vậy cậu Tú? Tôi ra ngay đây!
Rồi ông chủ đoàn chui ra, nghe cậu Nhĩ kể lại, liền giật mình lắm. Sắc mặt ông tái mét lại, mồm lắp bắp nói:
- Nói dại mồm, hay là bị Ma rừng nó dẫn đi rồi?
Sau khi bàn bạc một lúc cả hai người quyết định đốt đuốc đi tìm năm sáu người kia, cả hai chắc mẩm họ chỉ đi loang quanh rồi lạc đường không tìm được về trại. Dặn dò sơ sơ người nhà đi cùng, ông trưởng đoàn xốc lại quần áo, cầm thêm con dao rựa đi cùng cậu tú vào sâu trong rừng.
Buổi đêm ở rừng tĩnh mịch đến lạ kỳ, ở ngài có đám lửa trại nhìn vào tối hun hút khiến con người e sợ chùn chân bước tới. Đám lửa trại ở ngoài rừng, hai người liền cầm dao phát một đường nhỏ len vào, lần theo dấu chân mờ mờ dưới đất mà mấy người kia để lại đi sâu vào trong. Trong rừng cây cối rậm rạp khiến không khí như đặc quánh lại, nồng lên mùi ẩm thấp lân mùi lá mục, tán cây lại dày khiến ánh trăng không thể len qua kẽ lá, làm cho ánh đuốc chỉ nhấp nhem khoảng một sải tay. Cậu tú Nhĩ lúc này đảo mắt nhìn xung quanh, nhăn mũi hỏi:
- Chú có ngửi thấy mùi gì không? Cháu thấy có mùi tanh tanh, mà nó nồng lắm, không biết có ở gần đây không?
- Cậu tú ngửi thấy gì à, tôi không ngửi ra? Bác trưởng đoàn chun mũi hít hà xung quanh, nhưng tựa như không ngửi ra gì, liền quay lại đáp.
Lúc này mặt bác Vinh trưởng đoàn thương lái mới tái lại, mặt cắt không còn giọt máu, cậu tú thấy lạ mới quơ tay lại lắc lắc, miệng hỏi lớn:
- Cái gì thế chú? Rồi không đợi bác đáp cậu quay đầu lại nhìn. Mặt cậu cũng tái mét ra, sâu khỏi ánh đuốc là những đốm sáng đỏ chóe như ánh đom đóm lớn, nó cứ lập lòe như nhìn chăm chăm vào hai con người. Mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi nhau chảy ra, lúc này thì một tiếng loạt tiếng cười khanh khách như đánh thẳng vào phòng tuyến tâm lý cuối cùng của họ- tiếng cười vừa ghê rợn, vừa ma mị lại vang lên giữa rừng sâu khiến cả hai người gần sụm cả hai đầu gối xuống, không đứng vững nổi. Những ánh đốm đỏ ấy nhấp nháy, lại nghe tiếng soàn soạt, tựa như cái gì đang đạp cây mà tới, lại có hơi gió mang theo khí tanh tưởi tới buồn nôn từ đây lướt tới, làm hai người càng ngày càng sợ hãi.
Lúc này thì từ bìa rừng vọng ra một tiếng gầm như sấm, tất cả đốm sáng kia bỗng nhiên tắt ngúm hết, cả khoảnh rừng lại trở nên tĩnh lặng. Rồi sau đấy vài phút, một tiếng thét xé gan xé ruột vang lên, lảnh lót xuyên qua tán lá. Chú Vinh đứng phắt dậy, lao ngay ra phía đấy, miệng hét lớn:
- Con tôi...
Cậu tú cũng giật mình vùng chạy cầm đuốc lao ra, tiếng thét từ bìa rừng vọng lại là nơi thân nhân bác Vinh đang ở lại chờ đợi hai người. Đang chạy theo chú Vinh thì cậu tú cũng lao ra theo, đang chạy thì tự nhiên thấy lạnh đốt sống lưng như có hơi lạnh thổi qua, cậu ngoái đầu lại nhìn thì sợ tới mức suýt rơi cả ngọn đuốc xuống. Ở cái nơi cậu và ông Vinh trưởng đoàn vừa đứng, bỗng nhiên xuất hiện hai ba cái bóng sáng mờ mờ, chúng cúi mặt bay tà tà mặt đất. Cậu đứng sững như trời trồng, lúc này một cái bóng khẽ khàng ngẩng đầu lên, nhìn sơ qua thì cậu tú đoán "nó" là một cô gái. Nhưng chỉ có mái tóc dài thôi, còn mặt gần như nát bét cả mặt, cơ thịt và da mặt gần như tan nát hết cả, lộ xương hàm trắng hếu, còn hàm răng dưới thì gần như rơi ra hết. Tay chân nó cũng không còn nguyên vẹn, nó gần như đứt rã rời, lại giống như bị thứ gì đó cắn đứt, chỗ đứt nham nhở, máy chảy từng giọt lỏng tỏng xuống mặt đấy. Làm cậu tú điếng người nữa là nó mở mồm cười lên một tràng dài nữa, âm vang khe...khé.. như bị ai đấy bịt miệng phát ra, làm tim cậu tú rớt thịch một cái. Nhìn kĩ thì cổ họng nó bị đứt, dây thanh quản cũng lòi ra một khỏng, còn hàm răng thì gần như sắp rơi xuống tận yếm ngực, máu thì như nhuộm đen cả bộ áo tứ thân vốn màu sặc sỡ kia. Nó cười cười rồi mắt lóe lên, là cái ánh sáng màu đỏ ma mị ban nãy, thoát cái nó bay tà tà về phía cậu.
Đúng lúc này thì lại có một tiếng gầm vâng vọng từ bìa rừng vọng vào, lũ ma quái kia giạt thót mình, như sợ hãi một thứ gì đấy, hoặc giả như được thứ gì đó gọi đi, liền quay sang nhìn cậu tú Nhĩ bằng ánh mắt thèm khát man rợ, rồi chần chừ quay người bay hun hút đi, biến mất trên tán cây cao. Cậu tú vẫn còn sợ hãi, liền lồm cồm bò dậy, cầm đuốc lao theo ánh lửa le lói của chú Vinh mà chạy ra bìa rừng.
Tới nơi, đập vào mắt cậu là chú Vinh nửa quỳ nửa đứng ở chỗ trại- đúng hơn là chỗ từng cắm trại của cả thương đội. Đám lửa trại bị dập tắt, còn trại thì bị phá tan nát như có một con bão đi qua. Khủng khiếp hơn nữa là toàn bộ ngựa thồ đều bị móc họng, máu chảy từng vũng từng vũng đỏ ngầu, mắt con nào con nấy cũng kinh hoàng, tựa như gặp điều gì vô cùng khủng khiếp. Chúng thở phì phò, chờ đợi cai chết đang đến gần, cậu Nhĩ hơi tỉnh táo, liền lay lay chú Vinh, hỏi:
- Chú Vinh! Chú có nghe tôi nói không...
Tức thì chú Vinh quay phắt đầu lên nhìn cậu tú trân trân, măt chú dại ra, miệng méo xệch rồi vừa khóc vừa cười đáp. Giọng chú lạc hẳn đi, nhưng nghe vẫn thấy sự đau đớn, tuyệt vọng đến cực độ, âm thanh lại xé tan cái tĩnh mịch của một đêm rừng:
- Hổ bắt vợ con tôi rồi... Nó giết con tôi..
Cậu tú liền hoảng hốt đảo mắt ra xung quanh, thì mới thấy cả hai hàng dấu chân hổ to tướng, cái nào cái ấy to như cái niêu đất cỡ nhỡ, dậm nát cả vùng đất lẫn cây cối xung quanh. Để ý kỹ giữa vết chân còn có máu tơi đỏ thắm, chắc chỉ mới vừa rồi. Đoán sơ qua cũng biết đó là máu của vợ con hú Vinh, chắc con hổ lựa lúc cả hai lao vào rừng tìm người, đã nhảy ra vồ cả người lẫn ngựa, rồi tha hai mẹ con cô Vinh đi.
Đương lúc cậu tú giật mình, thì chú Vinh vùng lên, cầm con dao rựa lao vào rừng như con thiêu thân. Cậu Nhĩ cũng giật mình, vội cầm ngọn đuốc lao theo. Kỳ lạ chú Vinh như hăng máu, mất hết tri giác, lao vào rừng không xem đường gì, chỉ cốt lao theo vết chân con hổ cùng vết máu. Gai với cành cây đâm hết vào người chú tóe máu, nhưng chú không mảy may nháy mắt một cái. Ánh lửa thù hận trong mắt chú ngày càng lóe lên, ảnh mắt chú sáng rực lên, cùng với ánh sáng hắt lên từ con dao khiến người ta rợn người. Đến một bãi đất trống trong rừng, nơi này chỉ có trảng cỏ, không biết sao không có cây mọc ở chỗ này, chú liền ngừng lại, dấu chân hổ cùng vết máu tới đây là ngớt. Chú đảo mắt rồi chạy lại một chỗ trẳng cỏ, hét lớn đến rách cả miệng:
- Con ơi...
Năm ở hóc tối là một cái đầu trẻ con nằm lăn lóc một góc, mắt nó trợn trừng lên, miệng há hốc toàn máu. Cậu tú đi lại, sợ tới suýt nôn, cảnh tượng quá kinh khiếp, thằng bé chỉ còn lại mỗi đầu, và một phần vổ, như bị thứ gì ngoạm lấy cắn đứt nên vẻ mặt nó nhăn nhúm đau đớn lắm. Ánh mắt trợn trừng vô hồn càng làm cho người ta xót xa, rải rác quanh đấy là mấy mảnh quân áo vương chút máu cùng thịt vụn củ nó. Lúc này một cơn gió tanh tưởi thốc đến, gió thổi mạnh khiến cậu tú như ngã dúi về phía trước. Cậu ngoảng lại thì từ trong đêm từ từ một con hổ bước tới, măt nó ánh lên le lói trong màn đêm nhìn chăm chăm vào hai người, mép nó khẽ nhếch lên như đang cười. Cậu tú liền dụi mắt, ngỡ là mình nhìn nhầm, thì ra không hề, mép nó dần nhếch lên, rồi từ trong rừng một đám bóng bay ra, quây lại đàng sau nó cung kính, tựa như nó là chủ nhân của bọn ma quái này vậy. Nhìn thoáng qua cậu Nhĩ cũng thấy được mấy cái bóng của đoàn thương lái, họ vật vờ, ngơ ngác đứng cùng đám ma ấy, cậu còn nhìn thấy cái bóng ma nữ mà lúc nãy đã thấy. Cậu sợ hãi, thở không ra hơi.
Con hổ liền ngồi xuống bằng hai chân sau, mõm vẫn nhếch như cười nhạo đám con người kia, cả đám ma quái cung kính quỳ xuống hai bên, mặt cúi gằm. Lúc này chú Vinh ngẩng đầu lên, rồi bất thần chú cầm con dao rựa lao đến chỗ con hổ tinh. Ý cười trong mắt con hổ càng đậm, môt nó nhếch lên, liền vung trảo đợi chú Vinh lại gần tát nhẹ một cái khiễn lưỡi dao rựa của chú bật ra ngoài. Rồi nó đứng dậy, từ từ đi lại chỗ chú, trong ánh mắt kinh sợ của cậu tú, nó đưa vuốt từ từ lên ngực chú, rồi đâm sâu vào trong. Chú Vinh lúc này hét thảm một tiếng, mắt trợn ngược lên, miệng chú chảy ra một búng máu. Con hổ cúi xuống ngửi ngửi, tựa như thưởng thức hương vị món ăn ngon, rồi đưa lưỡi liến một cái trên ngực chú. Cãi lưỡi nhám toàn gai quét một cái là lóc một đám thịt của chú ra, máu bắn lên tung tóe.
Cậu tú sợ hãi, máu me cùng tiếng kêu thảm thiết của chú Vinh làm cậu ngã quỵ, hơi thở dồn dập, cậu cảm thấy khó thở, miệng thử dốc không ra hơi. Đang định nhắm mắt chờ đợi nhưng phút giấy cuối cùng của cuộc đời thì từ đâu lóe lên một ánh sáng chói lóa, rồi Xoẹt một tiếng- một vầng sáng như cây lao bây từ rừng ra cắm thẳng vào ức con hổ tinh. Lưỡi lao tuy nhanh nhưng con hổ dày dặn kinh nghiệm, trong khảng khắc nó vẫn lắc người tránh được chỗ hiểm, lưỡi lao không đâm vào tim và chệch sang phía chân trái nó. Nó gầm lên đau đớn, tức thì đám ma rừng bên cạnh nó run rẩy, bây vút về phía vừa phi r cái la ánh sáng kia.
Bọn chúng vừa lao tới thì có một âm thanh vang lên, cậu tú Nhĩ nghe loáng thoáng mấy từ "Pháp Vi luật lệnh, tát đậu thành binh..." ngay lúc ấy có một quầng sáng, một đám đậu đỏ to như ngón út lao từ phía rừng ra, lao đến đám ma. Cả hai va vào nhau phát ra tiếng ầm ầm nho nhỏ như sấm, lại nghe tiếng leng keng như đao kiếm va vào nhau, nhất thời đám ma bị kiềm hãm không tiến thêm một bước nào.
Từ khoảng rừng tối mịt có một ông cụ bước ra, cười cười nói khẽ:
- Không hổ là Hổ Vương sống trăm tuổi, khá lắm! Tránh được sát chiêu của lão đạo này, xem ra tạo nghiệt không ít. Nhưng vẫn là chịu chết đi thôi...
Cụ già đưa tay bấm bấm quyết, lúc này cậu tú mới định thần nhìn kỹ người này: Người này tầm sáu mươi tuổi, da dẻ hồng hào, mắt mũi tinh anh nhưng râu tóc bạc trăng hết cả. Cụ mặc áo the dài màu đen, khoác bên ngoài một chiếc áo bào đạo sĩ màu xám đã bạc màu. Lão đạo sĩ này phất tay một cái, tức thì từ trong tay lão liền nắm một thanh kiếm đồng. Lúc này con hổ tinh thu thế, nhăm nhe đợi lão sơ hở để lao vào, mắt nó léo lên từng tia dữ tợn. Rồi nó gào một tiếng, vuốt từ từ mọc dài ra, dài đến tận hơn một gang tay mới dừng, toàn một màu đỏ như máu. Rồi nó lao vút lại phía lão đạo, lão không hề nao núng, đưa thanh kiếm đồng rạch nhẹ một đường ngang tay tay trái, rồi chém mạnh thanh kiếm mọt cái. Ánh sáng đỏ như máu từ thanh kiếm lao ra, chém bay qua phía con hổ, con hổ lúc này lắc lắc đầu, phía ria nó lóe lên vài chùm sáng, rồi ria nó sáng rực lên, bắn về phía ánh sáng đỏ của thanh kiếm.
Một ánh sáng chói lóa khiến mắt cậu tú Nhĩ đau đớn, vội vã nhắm mắt lại thì Ầm..Ầm... âm thanh như tiếng pháo nổ liền bên tai, cùng đó là một cơn gió mạnh hất cậu Nhĩ văng vào gốc cậy. Đau ê ẩm, cậu mệt mỏi gần như bất tỉnh, nhưng vẫn nghe được vài câu:
- Càn chi Thương Khung, Khôn vị Huyền Hoàng... Sâm lâm chi chủ Tản Viên Sơn thánh, thưởng thiện phạt ác, tru tà trừ ma....
Rồi ánh sáng lại lóe lên, hình ảnh cuối cùng cậu nhìn thấy là thanh gươm đồng rỉ nát của lão đạo sĩ cắm thẳng vào sọ con hổ tinh, rồi nó gục thẳng dưới chân lão.
Phải đến hai ngày sau, cậu tú Nhĩ mới tỉnh, do gặp quá nhiều chuyện ngoài sức tưởng tượng, cậu hôn mê rất sâu. Khi cậu tỉnh dậy thì đã thấy lão đạo sĩ bên cạnh, lão nhìn cậu cười nửa miệng. Cậu định hỏi thì lão đã đưa tay ngăn cản, nói:
- Con đang còn bị thương, đừng nói nhiều. Từ hôm đấy đến nay đã hai ngày rồi, trong số tất cả người của thương lái đó, ta chỉ cứu được mình con, còn lại tất cả đã là vong hồn dưới hàm của hổ tinh kia rồi.
Trầm mặc một lúc, lão tiếp "Hổ nếu ăn được thịt người, thì sẽ thành nghiện, từ đấy chỉ chăm chăm bắt người ta ăn thịt. Nếu như con hổ ăn đủ bảy bảy bốn chín người, thì sẽ thành yêu, hơn nữa nếu nó ăn được trái tim của người đẻ ngày Dần, tháng Dần, năm Dần, thì yêu lực của nó sẽ tăng mạnh. Lúc này ria mép của nó sẽ chuyển sang màu đỏ pha bạc, mạnh mẽ vô cùng, còn vong hồn những người bị nó ăn thịt, mãi không thể siêu thoát mà chỉ quanh quẩn làm nô lệ cho nó- dân gian gọi đấy là ma Trành, còn phái ta thì xưng hô là Vong nô.
Cậu tú lúc này không nhịn được, liền quay sang hỏi lão đạo sĩ "Tại sao người lại nói với con như vậy ạ?"
Lão đạo sĩ cười cười, nhìn thẳng vào mắt cậu tú mà đáp:
- Con có muốn theo ta học Đạo không?
Chú giải:
- Thứ nhất: Từ câu chuyện này sẽ trở về quãng thời gian cụ Nhĩ tầm đạo, lúc này cụ còn trẻ, nên danh từ xưng hô sẽ là "Cậu tú Nhĩ", để các bạn đỡ thắc mắc.
- Thứ hai, tôi sẽ cố gắng kéo dài chuyện thành nhiều chương, và do đây là quãng thời gian cụ học đạo, nên sẽ ít đi phần kinh dị, để làm một khoảng cho truyện về sau, nên có thẻ không hay với một số người.
 

Hoanghai1707

Ma Tập Sự
29/6/17
3
1
25
- mong anh sớm ra chap tiếp theo Truyện hay nhưng mà hơi sai chính tả 1 tí ạ
 

hbyen

Ma Tập Sự
28/5/17
7
3
27
Chương VI: Hồng Hà Si Mị 1
Bấy giờ, cậu tú Nhĩ đã theo lão đạo sĩ cả thảy gần ba tháng, đối với lão đạo cũng hiểu rõ hơn không ít. Thời gian ba tháng này, ngoại trừ việc đi về nơi môn phái lánh đời của lão, đôi thầy trò còn tranh thủ dạo một vòng vùng Hà Ninh trừ tà bắt ma, theo lão đạo nói thì đấy là hạ sơn tạo phúc cho dân chúng, nhưng cậu tú thừa biết rằng đấy chính là đi kiếm chút tiền nhang khói.
Lại nói môn phái của lão đạo sĩ vốn gọi là Thái Vi, mà lão tự vỗ ngực xưng là Thánh địa Đạo gia của cả Lĩnh Nam, nhưng cậu tú lại bĩu môi, vì đúng nơi ấy từng là Thánh đại Đạo gia thật, nhưng từ thời Thánh Tông Hồng Đức vốn dĩ nước ta độc tôn Nho giáo, nên Thái Vi cũng lùi dần vào vũ đài lịch sử. Đến tận đời lão đạo sĩ tổng cộng qua bốn mươi hai đời, mà hơn ba mươi đời đều là độc đinh- thầy trò rau cháo nuôi nhau. Nghĩ đến đây cậu tú lại ngán ngẩm- Đạo gia vốn suy tàn, có mấy môn phái được như pháp tràng Nội Đạo Tràng trong xứ Thanh Hoa, mấy vạn tín đồ, giáo chủ lại được tôn làm Thượng Sư, còn Thái Vi thì đúng là nghèo hàn đến mức dột nát.
Vừa đi vừa suy nghĩ, bỗng nhiên cậu tú sững người, bấy lâu nay cậu đi theo lão đạo sĩ cũng không phải nằm không, đã học được một ít chân truyền của lão- mà theo lão là công phu Đạo gia truyền thời Chử Đạo Tổ tới nay, cậu khịt khịt mũi, rồi nhìn quanh quất. Tức thì lão đạo sĩ liếc sang, cười nửa miệng rất tà dị. Cậu tú hiểu ý liền nhìn xuống tay lão, thấy ngón trỏ tay phải lão áp sát vào Hợp Cốc, liền lẳng lặng nuốt những lời định nói vào lòng. Bởi vì, đây chính là ám hiệu riêng của Thái Vi, nghĩa rằng- "Xương cứng" trước mặt, không được đánh động.
Bấy giờ cậu tú Nhĩ cũng lẳng lặng theo đoàn người xếp hàng lên thuyền, những năm đầu Đồng Khánh nào đã có cầu Long Biên, nên người dân ven Nhĩ Hà đều phải đi lại bằng thuyền. Khi cả hai bước lên con thuyền lớn để vượt sông, cậu tú cùng lão đạo sĩ không nói không rằng lùi dần về phía mạn thuyền, cả hai nhẹ nhàng không làm ai chú ý. Cậu tú Nhĩ mới thì thầm nói khẽ:
- Con thấy khi ta bước lên thuyền này, tự nhiên lạnh lẽo bất thường, lại mang theo hơi lạnh vương vất mùi tử khí. Ắt hẳn có quỷ quái làm trò...
- Không chỉ là hơi lạnh, mà cả con thuyền này e chẳng phải thứ nên xuất hiện ở đây...
Lão đạo sĩ vẫn treo nụ cười nửa miệng trên môi mà thì thầm đáp lại, nhưng hơn ai hết trong lòng lão bất an lạ kỳ. Loại bất an này đến từ tiềm thức, tựa hồ mỗi khi trước tai họa đến, mọi loài vật đều có linh cảm- linh cảm của người tu Đạo càng mạnh mẽ.
Con thuyền nhẹ nhàng rẽ sóng vượt qua lòng sông Nhị Hà, lúc này trên thuyền đủ loại hành khách, trẻ có, già có, đàn ông có, đàn bà lại càng nhiều. Họ trò chuyện với nhau ồn ào, rôm rả đến nhức cả tai, bỗng nhiên có một thiếu phụ chun chun mũi, rồi hỏi lớn:
- Trên thuyền có mùi gì lạ quá?? Như mùi ...ưm..thịt thối vậy??
Tức thì cả thuyền im bặt, như đồng tình với người thiếu phụ. Tuy nhiên, trong giây phút này, sự yên lặng thật đáng sợ, không gian tĩnh lại tựa hồ có thể nghe được âm thanh của trái tim đang đập. Người thiếu phụ cũng nhận ra vẻ bất ổn, liền dáo dác nhìn xung quanh, tức thì nhận lại hàng chục ánh mắt lạnh băng đổ dồn vào mình. Ả sợ hãi quá, bật ngã ngay xuống lòng thuyền.
Bấy giờ một người hành nam khách đứng tuổi mới đứng dậy, trên thân hình người này bỗng trở nên trương phình ra gấp rưỡi, làn da vốn hồng hào lại trắng bợt đi như ngâm nước lâu ngày, rồi trở nên nhớp nháp, tanh tưởi. Rồi làn da như bột bông phèn gặp trời nóng, nó nhão ra, chảy xuống lòng thuyền, từng đàn dòi bọ trắng nhung nhúc tuôn ra từ lớp da hư thối ấy. Người thiếu phụ thét lên, bò dần xuống cuối thuyền, hiển nhiên nhận ra cuối thuyền vẫn còn hai người đàn ông bình tĩnh lẳng lặng đứng nhìn, liền liều mạng bò tới nhằm nắm lấy cọng rơm cứu mạng này.
Không gian như đặc quánh lại, bấy giờ cậu tú liền nhận ra cả con thuyền lớn ban nãy liền mất đi màu sơn sáng bóng, dần chuyển sang màu nâu xỉn, mang theo mùi mục nát sộc thẳng vào mũi, còn bấy nhiêu hành khách trên thuyền, ngoại trừ hai thầy trò cậu cùng thiếu phụ kia. Dĩ nhiên lại là một đám không phải "người".
Thiếu phụ bấy giờ đã núp sau lưng hai thầy trò, tuy sợ hãi đến gần chết, nhưng trong tình cảnh này, tư duy con người lại càng trở nên tỉnh táo, liền hỏi vu vơ hai người:
- Chúng là thứ gì?
- Là Vong hồn táng mạng dưới sông này, hay còn gọi là Ma da!
Lão đạo sĩ cau mày trả lời, rồi lão tiện tay quơ quơ mạn thuyền vài cái, bẻ một miếng gỗ ở thành thuyền- chất gỗ vốn mủn nát niền bở ra như xốp, thoắt cái đã bị lão bẻ mất một mảng to như cái rổ rồi!
Lão vân vê miếng gỗ mục rồi thủng thỉnh nói:
- Thuyền này mục nát không phải do dầm trong sông nước, mà là do bị hút Mộc khí của gỗ nên mủn nát. Bọn mi cũng không khác, vong mạng mà Linh đài chưa cạn đã tắt, tinh khí không còn, hẳn là do Võng Lượng?
Khi lão đạo sĩ nhắc đến hai từ "Võng Lượng", tức thì đám hành khách kia bắt đầu gào rú, con thuyền liền tròng trành như sắp lật. Nhưng tuyệt nhiên mặt sông vẫn phẳng lặng như không nổi bất cứ sóng gió gì. Bất ngờ, cả đám hành khách kia thân thể bắt đầu trương phềnh lên, mặt mũi chúng lúc này không còn là dáng vẻ của con người nữa. Chúng lồi lõm, nát bươm vì bị cá rỉa tứ tung, hơn nữa rời bọ nhung nhúc chui từ chỗ hở thịt, thật khiến người khác buồn nôn. Chúng từ từ lết đến gần ba người, mỗi bước đi liền rơi rớt từng miếng thịt thối, mắt chúng nhìn chăm chăm vào ba con người đang sống trước mặt. Thều thào những tiếng khó nghe, bởi vì cả hàm và quai miệng của chúng đã đứt lìa, chỉ còn lủng lẳng gắn với cái sọ bằng ít thịt nát, nên họng không mấy khi phát ra âm thanh.
Lão đạo sĩ cũng không tỏ vẻ kinh sợ, lão liền lục tay nải đeo cạnh người, rút ra mấy tấm bùa vẽ chu sa. Tức thì gắn thêm vài viên Thần Sa đặt trên mùa, ném về phía lũ ma da. Bọn ma da sau khi dính phải bùa, liền quằn quại đau đớn, chúng điên cuồng càng bò nhanh hơn về phía đuôi thuyền, nhưng không được mấy bước thì thân thể chảy nhũn ra, chỉ còn là bộ xương dính gân thịt nhầy nhụa mà bò, còn thịt thì nhão nhoẹt trên lòng thuyền không ngừng tan chảy.
Cả ba người thở phào, tưởng chừng qua được một kiếp, bỗng nhiên cậu tú Nhĩ bỗng thấy tay phải nhơm nhớp, hóa ra trên bàn tay cậu tựa vào mui thuyền từ nãy tới giờ không phải là gỗ, mà là thịt thối y như thịt của lũ Ma da kia. Hoặc có lẽ, thịt lũ ma da kia chảy xuống, hoàn toàn bị con thuyền ma này hút hết rồi. Và nó từ một con thuyền ma làm bằng gỗ, giờ trở thành một con thuyền ma làm từ thịt xác thối...
Lão đạo sĩ tức thì hiểu rằng:"Cả con thuyền này vốn dĩ là một thể với lũ ma da kia. Dù dùng bùa làm tan chảy hết thịt rữa trên người chúng, thì cũng không có tác dụng gì với con thuyền này!" Lão liền ra hiệu với cậu tú, cả hai ôm theo người thiếu phụ kia bỏ thuyền nhảy xuống sông. bởi vì, con thuyền kia sau khi trở thành một xác thuyền thịt nát, thì số thịt nát mang theo dòi bọ ấy hình thành xúc tu thịt như con giun lớn, đã vươn tới cả ba người.
Lúc này, khi cả ba nhảy ùm xuống nước, bỗng nhiên gió lớn từ đâu thỏi thốc tới, cả lòng sông bắt đầu nổi lên sóng nước. Còn thuyền lắc lư chao đảo, rồi lật ngửa lên, chìm xuống lòng sông sâu thẳm. Cậu tú chưa kịp mừng thầm thì hốt nhiên một lực kéo mãnh liệt kéo mạnh vào chân, làm cậu mất đà chìm hẳn xuống nước. Không kịp ngưng nghỉ, cậu vội nhìn thì ra dưới bắp vế cậu có hai bộ thi thể rữa nát đang túm chặt, không ngừng kéo xuống. Thì ra con thuyền ma quái chìm xuống, là lúc mà bọn Ma da sẽ trơ về với lòng sông, nơi chúng mang theo oán hận vô tận mà vong mạng. Cậu tú không kịp nghĩ ngợi gì, vội nín thở mà lấy từ tay nải một đống chai lọ hồ lô, tất cả đều là dược liệu từ tà mà lão đạo sĩ đã đưa cho trước khi lên thuyền, đổ hết ra. Dược liệu hòa tan trong nước sông, làm màu nước xung quanh đục ngầu, hai con ma da đang ôm lấy chân cậu tú có vẻ đau đớn không cùng, da thịt vốn đã rữa nát liền như bị thiêu cháy, mỗi phần thịt rữa đều sủi bọt lên miếng bọt biển nhúng nước vậy, rồi từ từ đen cháy hết cả. Rồi hóa thành hai bộ xương trắng hếu chìm xuống dòng nước. Cậu tú được giải thoát, vội ngoi lên mặt sông nhìn tứ phía xem.
Bỗng cậu phát hiện lòng sông bấy giờ xuất hiện một vùng nước đen kịt, cậu lặn xuống cố nhìn vào phía vùng nước. Ở đấy có hai thứ, là lão đạo sĩ và một vật tựa như khối thịt, nhưng lại có một khuôn mặt giống người ở bốn phía. Cậu tú mới sực tỉnh, hóa ra nó chính là Võng Lượng trong lời của sư phụ. Cả con thuyền mà ấy chính là Võng Lượng- nó hóa trang thành thuyền buồm chuyên trở người qua sông, đến giữa dòng người này không để ý, liền nhân cơ hội lấy mạng người.
Trương Bình Tử Tây Kinh phú có từng ghi "Võng lượng la quỷ thần, ngụ trong gỗ đá. Tương truyền rằng thời Thương, có nho sinh tên Lượng, bỏ bê nghiệp đèn sách, chỉ vui thú thói phấn hoa, sau say rượu ngã sông mà chết. Oan hồn y vất vưởng không tan, nhập vào gỗ đá dưới sông mà hóa thành Lượng. Lượng trời sinh quái ác, nhằm người yếu bóng vía mà ăn thịt người ta. Lại có thói ẩn mình sâu kín mà rình. Nên tục thêm tên là Võng- tức là núp như cái bóng. Võng Lượng sau này được thờ như thần sông".
Cậu tú cố gắng vớt được người thiếu phụ lên bờ, rồi đứng trên bờ mà lo lắng nhìn xuống. Tự biết tài phép mình chưa đủ, xuống nước chỉ hiềm vướng tay vướng chân lão đạo sĩ. Bỗng "Ầm...Ầm.." hai tiếng lớn, lòng sông như bị rạch ra bằng lưỡi dao vô hình, rồi Võng Lượng thét lên một tiếng như tiếng trẻ con khóc, nó quay người nhìn chằm chằm vào lão đạo sĩ đang huyền phù ở mặt nước, sau đó không cam lòng lặn mất. Dù chỉ nhìn thoáng qua, nhưng cậu tú biết ắt hản nó đã ăn không ít đau khổ, thân thể nát ra thành nhiều mảnh, từng tảng thịt thối trôi từng mảnh dập dờn trên mặt nước, năm khuôn mặt người giờ chỉ còn hai. Tức thì cậu tú lao xuống bơi dìu lão đạo sĩ, vì lão cũng đã mệt lử người, dáng vẻ không tốt lắm.
Bấy giờ, người thiếu phụ đã tỉnh, ả ngơ ngác nhìn xung quanh, ánh mắt vẫn hốt hoảng như chưa tỉnh cơn ác mộng. Nhận thấy lão đạo sĩ đang thở hắt từng hơi yếu đuối, ả liền sắm sửa lại quần áo, đon đả mời cậu tú và lão đạo sĩ về nhà,. Cậu tú vẫn dùng dằng chưa quyết, vì nghĩ làm phiền người ta là không nên, nhưng ả thiếu phụ mời chào gắt gao quá, lại thấy sư phụ mình đang mệt nhọc mà tạm thời lịm đi. Cậu tú liền cõng lão đạo sĩ theo chân ả thiếu phụ kia rảo bước đi về phía trước, mà không để ý rằng ánh mắt của á khẽ lóe lên sáng rức, miệng cười cười...
 

Liên Kết

Top Bottom