Giay cason la gi? Dac diem cua giay canson

Trong số các loại giấy mỹ thuật hiện nay thì giấy canson được mọi người ưa chuộng, lựa chọn sử dụng, đặc biệt là trong hoạt động mỹ thuật. Tuy nhiên định nghĩ chính xác về loại giấy này cũng như các đặc điểm kỹ thuật thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây In Việt Dũng sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn về loại giấy mỹ thuật canson này, hãy cùng theo dõi để biết bạn đang cần lựa chọn loại giấy nào cho phù hợp với mục đích của mình nhé!


Giấy Canson là gì?


Giấy Canson hay còn được gọi là giấy mỹ thuật canson là loại giấy mỹ thuật được yêu thích nhất hiện nay. Bởi khi vẽ lên giấy mỹ thuật này, mực sẽ không bị nhòe, các đường nét cũng không bị “lì". Ưu điểm này của giấy canson có được là nhờ những đường vân sọc trên giấy.


Giấy Canson thường có 2 loại chính là giấy Canson thường và giấy Canson Pháp. Mỗi loại đều có những ưu điểm và ứng dụng riêng. Đồng thời mỗi loại cũng đều sở hữu một nhóm đối tượng khách hàng riêng tin tưởng sử dụng.


+ Giấy Canson thường (có sọc 2 mặt): Đây là loại giấy thường được nhiều người dùng để vẽ chì, vẽ kĩ thuật. Khi vẽ, mực sẽ không bị nhòe và các đường nét cũng không bị “lì” nhờ tác dụng của những vân sọc trên giấy.


+ Giấy Canson Pháp (1 mặt vân, 1 mặt láng) được nhiều người lựa chọn để vẽ màu nước. Nhờ những chất đặc biệt của loại giấy vẽ tranh này mà bức vẽ trở nên bắt mắt và ấn tượng hơn rất nhiều.


chat-lieu-giay-canson



Đặc điểm của giấy canson​

Chất liệu bề mặt giấy

Về bề mặt giấy thì giấy Canson được chia ra làm 3 loại chính:

- Loại 1 chính là Cold-Press: Loại giấy này có bề mặt tương đối sần, nó phù hợp với nhiều kỹ thuật vẽ màu nước. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nó lại không phù hợp với những tranh có quá nhiều chi tiết. Giấy Canson cold-press là loại giấy được nhiều người dùng nhất. Nếu bạn mới bắt đầu vẽ màu nước, thì bạn có thể lựa chọn loại giấy này. Một điều lưu ý là loại giấy này không có một chuẩn mực chung cho bề mặt, chính vì vậy tùy thuộc vào những hãng giấy khác nhau mà sẽ có độ sần và kích thước nốt sần khác nhau.

- Loại 2 là hot-press: Đây là loại giấy có bề mặt mịn, đôi lúc ở ngoài bao bì còn có dòng chữ “smooth". Do loại giấy này không có các nốt sần nên màu khô nhanh hơn. Loại giấy hot-press này rất thích hợp để vẽ tranh nhiều chi tiết, kết hợp màu nước và bút mực. Bạn cũng có thể dùng màu nước như là màu nền cho chì màu hay bút lông kim…

- Loại thứ 3 chính là mặt nhám (rough), loại giấy này khá thích hợp cho những chiếc cọ đầu to và các bức tranh có kích thước lớn. Thế nhưng loại giấy này lại không dành cho người không chuyên.

Xem thêm: In hộp giấy theo yêu cầu giá rẻ

Thông số kỹ thuật của giấy Canson​


  • Trọng lượng và kết cấu: Loại giấy màu nước này có nhiều kết cấu và trọng lượng khác nhau. Bạn có thể chọn theo sở thích cá nhân của bạn.
  • Khả năng thấm hút: Không giống như giấy vẽ và giấy in thông thường, giấy màu nước sẽ được phủ một chất liệu, thường là gelatin. Nhờ lớp sơn phủ này, bột màu vẽ sẽ không bị ngấm vào bên trong, chúng lưu lại trên bề mặt giấy, giúp màu sắc trên giấy vẽ trở nên rực rỡ hơn.
Một số loại giấy canson phổ biến nhất hiện nay: Canson Moulin du Roy; Giấy Vidalon canson; Guarro Acuarela canson giấy; Moulin du Roy canson giấy; canson Fontenay; Canson Montval; Canson 1557….

Về kích thước

Giấy Canson có đa dạng các kích thước:
  • Kích thước A5: 148 x 210 mm
  • Kích thước A4: 210 x 297 mm
  • Kích thước A3: 297 x 420 mm
  • Kích thước A2: 420 × 594 mm
  • Kích thước A1: 594 × 841 mm
  • Kích thước A0: 841 × 1189 mm

Về giá thành

Giấy Canson có giá thành khá cao khoảng 25.000đ 1 tờ A1, và 50.000đ 1 tờ A0. Bạn cần tìm đúng địa chỉ uy tín để mua được sản phẩm chất lượng nhất. Đừng vì ham rẻ mà chọn các giấy kém chất lượng bởi khi hoàn thành bức tranh, kết quả sẽ hiện rõ nhất trên giấy.

Các thông tin về giấy Canson là gì và một số những đặc điểm nổi trội của giấy đã được In Việt Dũng cung cấp toàn bộ ở bài viết. Hãy truy cập vào trang web của chúng tôi để tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích khác về việc in ấn và tham khảo thêm đa dạng các sản phẩm in ấn khác.
 

Liên Kết

Top Bottom