KHOÁNG VẬT

Thiên không vô ưu

Ma Tập Sự
6/7/18
12
3
40
Tập 1: Đá đỏ quỳ châu
Charp 1: Con đường của người nghiện
Ông ngoại tôi Lê Văn Trung làm nghề dạy học kiêm chế tác thuốc phiện( Vàng đen). Thời nay thì nghe hơi sai khác, đã là ông đồ lại thêm nghề thuốc phiện, nhưng hồi đó hút sách(hút thuốc phiện) cũng như hút thuốc lá bây giờ. Giới hút thuốc, chủ yêu là con nhà giàu, chức sắc hoặc thành phần ăn chơi hư hỏng. Hút thuốc phiện cũng lắm công phu, Hút thì phải bàn đèn mỡ lợn, thuốc chuẩn không bị pha tạp, kể cả con hầu tiêm thuốc cũng phải đẹp thì mới thêm ảo giác. Các con nghiện có thể nằm bệt từ ngày này qua ngày khác, Cuộc đời dần u tối như ánh đèn leo lét từ cái đĩa mỡ lợn. Bạn thân nhất của những con nghiện chỉ là những con chuột lử đử thuốc khi ngửi ké. Những con chuột vừa to, vừa lỳ lợm không sợ người. Người và chuột ngủ cùng nhau trong căn buồng tối để sớm tối phê pha theo làn khói, bỏ mặc xã hội thị phi bên ngoài, bỏ mặc cái đói cái nghèo, bỏ mặc cả gia đình vợ con. Ông tôi là thầy đồ nên cũng hiểu tác hại cực lớn của Á Phiện, nhưng cái lợi trước mắt là cái ta nhìn thấy còn cái hại sau lưng thì cứ để sau lưng. Cái đói, cái khổ, con cái nheo nhóc đâm ra ông phải làm cái nghề tay trái. Nghề tai trái đôi khi lại là thu nhập chính. Nghề thầy đồ của ông tôi đang thời mạt vận, dạy chữ Hán trong thời kỳ chữ Quốc Ngữ đang phổ cập để phục vụ chính quyền Pháp thuộc. Nghề giáo thời kỳ nào cũng được mọi người tôn trọng, chữ Hán Nôm hay chữ Quốc Ngữ thời đó đã du nhập vào Việt Nam đều được dạy song hành với nhau. Ngoài giờ lên bục giảng, ông tôi kiểm soát tá điền sơ chế và đóng gói thuốc.Nhựa cây thuốc phiện khi được lấy phết lên giấy bản, phơi khô bóc ra và được chưng với nước, sao cho chất lượng tinh khiết tốt nhất. Á phiện siêu lợi nhuận là thế, mà tạo ra một lạng thuốc phiện thì khó khăn biết nhường nào.
Hàng năm Ông tôi và một số bạn bè khăn gói vào tháng 3 tháng 4 lên các bản vùng cao thu mua nhựa mủ. Đường đi thì khó khăn lại đang lúc chuyển mùa, mưa nắng thất thường. Đoàn thì toàn người nghiện sức khỏe thì kém đôi lúc đồng tiền phải trả giá bằng mạng sống. Đoàn người đi thường ít nhất có 5 người, trong đó 3 người chuyên chở các sản phẩm đồi với bà con dân tộc, Còn 2 người chuyên mang lương thực, thuốc men phục phụ cho đoàn trong thời gian đi cả mấy tháng liền. Thời đó, giá mỗi cân muối (Vàng trắng) đổi được cả mạng người, Thực dân Pháp luôn ra các chiêu bài đổi muối lấy Việt Minh, và dùng nó để nuôi chế độ Vua ở các bản làng. Đoàn người đi giữa rừng sâu núi thẳm, luôn cận kề với bao nguy khốn từ động vật hoang dã, kể cả con côn trùng bé nhỏ cũng có thể gây mất mạng. Mỗi nguy hiểm lớn nhất là thổ phỉ. Sau này khi ông tôi không còn làm nghề này nữa, ông thường nói với tôi: Bát cơm chan nước mắt và máu lúc nào ăn cũng cảm thấy ngon nhất con ạ, nhưng vị mặn và tanh của nó thì sẽ khó quên. Đôi khi thổ phỉ còn thân thiết hơn gia đình, bọn chúng luôn nằm trong tiềm thức và suy nghĩ của ông, muốn sống là phải thông minh hơn chúng và luôn phải đề phòng. Có những lúc bình yên, ngủ trong ngôi nhà quen thuộc, mà ông vẫn giật mình khi nỗi ám ảnh thổ phỉ vẫn chưa lúc nào vơi đi.
Thời kỳ cách mạng tháng 8 thành công, học theo lời dạy của Bác nên các tệ nạn dần được xóa bỏ. Các con nghiện ít dần đi, và không được công khai lộ liễu như trước. Kinh doanh ngày càng giảm sút, đến thuốc Ông tôi không còn đủ để sử dụng. Cái nghiện nó ngấm vào người , Địa chủ 1 thời giờ tài sản cũng ra đi. Ai cũng nói: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là vậy. Đói thì phải bò, còn nghiện thì lết đến đâu thì lết miễn là có cái thỏa cơn thèm của mình. Những chuyến đi dấm dúi hết vùng cao, rồi Thanh Hóa, Nghệ An chỗ nào cũng có bước chân của ông. Mục đích của ông không chỉ còn nuôi gia đình mà chỉ còn là thỏa con nghiện. Vợ con khuyên, ông không nghe, bước chân của kẻ nghiện lúc nào cũng dài hơn suy nghĩ của người khác.
Không còn là địa chủ, không còn anh em bằng hữu trong nghề. Ông tôi bỏ hẳn nghề dạy học, chỉ chú tâm vào những chuyến đi để thỏa mãn sự đam mê của mình. Rừng thiêng nước độc, những mảnh rừng hoang vắng, tiếng gọi của thuốc phiện vẫn giục giã bước chân ông tôi, dù chỉ còn một mình trên con đường độc đạo.
To be continute....

p/s: các bác chém thoải mái
 

Thiên không vô ưu

Ma Tập Sự
6/7/18
12
3
40
Charp 2: Gã tá điền lưu manh và sự thay đổi của chế độ

Cái nghèo, cái đói năm 1945 giết chết 2 triệu nhân dân trong cả nước. Mẹ tôi ra đời đúng thời kỳ khổ nhất, nhà nghèo bố nghiện, của cải thì ly tán. Những anh tá điền ngày xưa, thì trở thành ông chủ. Ông tôi đối đãi với họ không bạc, nhưng chế độ xã hội thay đổi lựa chọn thành phần ít tri thức làm nòng cốt. Ông tôi chỉ còn lại sự miệt thị và khinh rẻ của một xã hội đương thời. Các cụ nói cấm có sai “chó cắn áo rách”.

Có gã tá điền tên Hà được ông tôi cưu mang từ hồi 5, 7 tuổi bị bỏ rơi, ông tôi thương tình đổi hắn với giá nửa cân muối sau một lần đi lên vùng Tây Bắc. Hắn người lùn, béo khuôn mặt đen sạm, mắt lác. Chính cái mắt lác gian sảo của hắn nên ai cũng gọi là Hà Lác để làm đặc điểm phân biệt.Hắn đi theo ông tôi cả chục năm trời, hầu cận điếu đóm, cũng đua đòi tập tành hút sách, ban đầu chỉ hút trộm sái của ông tôi, sau hắn ăn cắp ăn bớt Á Phiện để tiêu khiển. Khi ông tôi biết, đã đuổi hắn đi, hắn quỳ xuống xin hứa sẽ không hút và chuyên tâm làm việc.Tính thương người của ông đôi khi lại hại chính mình. Ông tôi suốt ngày rèn rũa hi vọng có thể thay đổi được hắn, nhưng đúng là bố mẹ sinh con trời sinh tính.

Khi xã hội thay đổi ông tôi định chuyển gia đình lên biên giới phía bắc nơi có phường buôn và đế chế thuốc phiện. Ra đi vào lúc trời tối chẳng mang được gì ngoài quần áo, tiền bạc, và ít lương thực. Đi trong đêm mà chẳng được đốt đèn, đường chính chẳng đi, toàn đi đường mòn, đoàn người ra đi luôn thấp thỏm lo âu. Bà thì gánh mẹ tôi và ít vật dụng, ông và tên tá điền còn lại mang theo lương thực và các đồ còn lại. Sức khỏe của người nghiện và đàn bà mới sinh không cho phép gia đình ông tôi đi được quá xa. Đến một nơi tạm vắng bóng người, tất cả ngồi nghỉ ngơi chờ ngày mai tiếp tục..

Tỉnh dậy sau khi tạm nghỉ dọc đường thì chẳng thấy tiền bạc quần áo đâu, lương thực thì cũng hao đi gần hết. Kẻ làm thuê khốn nạn nhẫn tâm chọc thủng 1 lỗ trên túi gạo hắn vác để lại cho ông tôi như lời thách thức và sự tự mãn của kẻ tiểu nhân. Chán trường, lựa chọn con đường sống, ông đưa gia đình quay lại quê với bao nhiêu sợ hãi ám ảnh.

Sau này ông có nói với tôi: Kho báu dễ tìm nhưng khó lấy, con người thì dễ nhìn mặt nhưng không thể đoán được lương tâm. Cuộc đời của ông nhiều sóng gió, nhưng chính vì thế mà ông lại cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn.

Cách mạng tháng 8 thành công, rồi Pháp quay lại đô hộ nước ta giống canh bạc đỏ cũng nhanh mà đen cũng chóng. Cuộc sống cả xã hội được đẩy tới địa ngục trần gian, thời đại mà người ta sẵn sàng bán con, bán danh dự chỉ vì cái bụng, xác chết đầy đường chỉ mong có manh chiếu rách để cuốn lại đem chôn mà không có. Một người nghiện như Ông thì ngày càng bệt nhất là sau chuyến bỏ đi bất thành. Ông suốt ngày nằm trong buồng tối tăm, thở khò khè như con mèo dính mưa. Bà là người duy nhất bên ông dù thời điểm khó khăn nhất nhưng thứ ông cần lại là thuốc phiện. Chán nản cuộc sống, bế tắc tương lai, không nhìn ra được xã hội hỗn loạn sẽ về đâu. Ông lại ra đi, một phần không muốn mang thêm gánh nặng cho bà, thứ hai cố gắng bước chân theo tiếng gọi của nàng tiên nâu.

Năm đó hoa ban lại nở, rừng núi tây bắc như được bừng sáng bởi màu trắng bạt ngàn. Báo hiệu một mùa anh túc lại đến, tiếng gọi thuốc phiện giúp đôi chân của ông tôi mạnh mẽ hơn. Vẻ đẹp của rừng núi chẳng bao giờ được nhìn thấy trong mắt của kẻ nghiện. Chỉ thấy Đèo Thung khê sương mù dầy đặc, giáp mặt mà chẳng thể thấy nhau, Đèo Pha Đin nguy hiểm giữa vách núi và vực sâu thăm thẳm.... Cuộc đời ông mờ mịt và cận kề cái chết chẳng khác gì mấy con đèo chết chóc. Bước tiếp, dừng lại hay để mình buông xuôi.....

P/S: facebook.com/vo.uu17
 

Thiên không vô ưu

Ma Tập Sự
6/7/18
12
3
40
Chap 3: Thổ phỉ và định mệnh



Thời thế hỗn loạn anh hùng cũng lắm, thổ phỉ thì càng nhiều. Khắp nơi trong cả nước, cướp bóc, tội phạm mọc lên như nấm. Thổ phỉ tập trung chủ yếu ở các vùng cao, hoạt động tự phát và mông muội. Nhưng cũng có nhóm thổ phỉ lên đến cả ngàn người, quy chế tổ chức khá chặt chẽ và là sự ám ảnh, kinh hoàng cho các làng bản và khách bộ hành. Đi đến đâu chúng cướp của, giết người, đốt phá. Giết người kinh để lấy muối, giết người Hoa để lấy bạc, bắt người dân tộc để làm nô lệ và gia nhập đội của chúng. Tội ác của chúng, mỗi khi nhắc lại ai cũng rợn tóc gáy, không khác gì tội ác diệt chủng.

Lại nói về ông tôi, lương thực thì cạn kiệt, thể trạng không tốt, đi rừng nhiều sức khỏe bị bào mòn, tinh thần chạm đáy. Chiều tối đang xuống rất nhanh, giữa rừng núi hoang vắng, tiếng chim kêu thảm thiết, vượn gọi bầy ra riết, mùi ma nấu cơm* càng làm không gian thêm ảm đạm. Trong không gian mơ hồ, ông nhìn thấy cột khói bếp từ nhà sàn, cảm giác đang đi giữa xa mạc thấy ốc đảo. Trông thì gần mà đến thì rất xa, khi ông đến được nhà thì trời đã tối đen. Gia đình người Mường có hai vợ chồng và một đứa con gái nhỏ. Ông tôi xin tá túc một đêm và được họ mời dùng bữa tối, tuy chỉ có cháo ngô nhưng với một người đi rừng thì khác nào sơn hào hải vị.

Giấc ngủ ngon sau bao ngày nằm bờ nằm bụi cũng chẳng được trọn vẹn. Ông thức giấc khi thấy cái gì lạnh lạnh chạm ở ngực, tiếng huyên náo khắp một khu vực. Thằng phỉ tầm 25 tuổi định đâm ông một phát, nhưng do chưa khám được trong tay nải của ông có cái gì, nên bắt lại để tra hỏi. Toán cướp đến 30 thằng, vũ khí đầy đủ, thằng nào cũng như đói khát lâu ngày, mắt vằn đỏ sự tàn ác. Trùm phỉ tầm 35 tuổi, mắt diều hâu, mặt dơi, tóc tai bết bẩn, râu ria tua tủa, tay cầm đao khua khoắng, hô hào cướp bóc.

Người vợ bị bọn chúng thay nhau hãm hiếp, đứa con gái thì bị đâm chết, người chồng không chịu đựng được cảnh tang thương chống lại cũng bị đâm chết. Sau khi vơ vét tất cả những thứ có giá trị chúng đốt nhà và kéo ông tôi ra nhập đội quân nô lệ của chúng. Ông tôi may mắn thoát chết, trước là nhà tù tâm trí bị thuốc phiện giam cầm, nay thể xác cũng bị tù đày bởi đội quân man rợ.

Tổ chức hoạt động của thổ phỉ chủ yếu được sự đỡ đầu của thực dân Pháp lên càng ngày mạnh và lộng hành. Hoạt động chủ yếu của chúng là giao dịch muối, thuốc phiện và cướp bóc. Ông am hiểu tiếng Kinh, tiếng Pháp và rất nhiều thứ tiếng dân tộc khác nhau. Nên các thương vụ trao đổi hàng hóa với nhóm phỉ khác, hay giao dịch với Pháp trùm phỉ đều giao cho ông. Nhiều năm trôi qua, ông trở thành cánh tay đắc lực cho Trùm phỉ và được hắn gả em gái cho để mong muốn đổi lại sự trung thành của ông tôi.

Thiết tưởng theo phỉ là cuộc đời ông đang như chiều tối chuyển sang màn đêm tối tăm. Nhưng màn đêm tối tăm lại chính chờ đợi một bình minh rực rỡ. Trong thời gian này ông đoạn tuyệt được nàng tiên nâu, và cũng dần trở thành một tên thổ phỉ thực thụ. Ông cũng chẳng nghĩ tới ngày về bên bà, cũng chẳng nghĩ tới tương lai…

Trong một lần chặn cướp một gia đình người Hoa, khi phân chia chiến lợi phẩm, tên trùm phỉ vứt cho ông tôi quyển sách rách nát chẳng nguyên vẹn cười khả ố bảo rằng: Mày là thầy đồ rảnh thì đọc cho tao nghe. Bọn phỉ cũng hùa theo cười cợt. Bọn chúng toàn kẻ vô học, đầu chẳng có nửa chữ thì sách vàng cũng là đống cứt chứ đừng nói quyển sách cũ nát này. Ông cầm cuốn sách cũng định vứt đi, xong lại nghĩ lúc nào rảnh bỏ ra xem cũng đỡ buồn.

P/S: Quyển sách 号码翻译 (Sau này tôi gọi là Âm dương dịch số tàn thư)

Chú thích *: Mùi ma nấu cơm là mùi thối thối, rất khó chịu. Thường xuất hiện lúc 5 đến 7h tối tại vùng núi
 

Thiên không vô ưu

Ma Tập Sự
6/7/18
12
3
40
Chap 4: Ngày trở về
Lúc lãng quên là lúc ta phải nhớ tới, 10 năm trôi qua thật nhanh cũng thật là lâu. Trong mười năm đó ông tôi đã quên hết thói quen cũ, quên mình đã có một gia đình, quên luôn cả đường về. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 như một cơn mưa giúp ông tôi tỉnh lại sau tháng ngày u mê.
Kháng chiến chống Pháp thành công, Giặc Pháp đã cút khỏi đất nước ta hứa hẹn đem lại một hòa bình trên mảnh đất đầy chiến tranh. Sự thay đổi đến quá nhanh, các nhóm thổ phỉ dần tan rã. Ông tôi chỉ có 2 lựa chọn: một theo ông trùm thổ phỉ giờ là anh vợ với cuộc sống chốn chui chốn lủi, hai là quay lại quê hương làm lại cuộc đời. Sự lựa chọn thật quá khó cũng là gia đình, cũng là người vợ mình yêu, cũng là những đứa con dứt ruột đẻ ra mà phải chia ly, nhưng cuối cùng ông chọn quay về quê hương sau gần 10 năm xa cách chấm dứt cuộc đời nổi trôi.
Ông trở về quê hương cũng là lúc biết tin bà đã lấy chồng, có một cuộc sống mới. Bà đã chờ đợi ông quá lâu để nghĩ rằng ông đã chết. Ông lại như một chiếc bóng, quanh quẩn một mình. Chẳng bao lâu sau đó thì ông mất do bênh tật và di chứng tác hại của thuốc phiện để lại nhưng có lẽ nỗi buồn sự cô đơn chính là kẻ giết chết ông tôi. Lúc hấp hối ông chỉ kể cho mẹ tôi về những người em phương xa và dặn dò về tâm nguyện còn lại, đưa cho mẹ tôi cuốn sách (Âm dương dịch số tàn thư) bảo giữ thật kỹ. Ông nói: Thằng Tàu nó dùng cả tính mạng để giữ lại quyển sách này. Cha đọc cũng chỉ hiểu được một phần rất nhỏ. Cha biết nó rất quan trọng có thể đoán được tương lai vận mệnh một con người, biết được nơi tàng long, cổ vật. Con hãy cầm lấy và coi như đồ gia bảo và đồ vật quý giá nhất cha để lại.
Khi ông ra đi mẹ còn quá nhỏ để nhận ra cha mình, mười năm xa cách gặp ông chỉ có sự sợ hãi. Lúc đó chỉ biết khóc nấc lên chẳng nói được lời nào ngoài một câu : Dạ.
Một đất nước luôn chìm trong chiến tranh, trải qua quá nhiều mất mát và đau khổ để lại những di chứng hàng trăm năm. Bố tôi trải qua kháng chiến chống Mỹ. Đến tôi lại lên đường chống tàu. Ba thế hệ ông nội tôi, bố tôi và tôi tham gia kháng chiến cũng chỉ vì một từ “chống” Pháp, Mỹ, Tàu.
Ngày lên đường nhập ngũ, trong ba lô tôi luôn giữ cuốn sách ông ngoại đưa cho mẹ tôi với lời dặn khi xưa ông đã từng dặn mẹ. Đến lúc đó mới hiểu vì sao ngoài học quốc ngữ mẹ còn bắt tôi phải học chữ Hán. Cầm cuốn sách rách nát tôi cũng nghĩ chỉ bỏ đấy cho vui chứ nghĩ nó chẳng tác dụng gì.
Chiến tranh không chỉ có màu đỏ của máu và tiếng súng, vẫn có những khoảng lặng, vẫn có những lúc thư thái đến buồn chán. Những cơn mưa rừng có thể cầm chân chúng tôi cả tuần mà không thể tiến bước. Cảnh rừng núi đẹp là thế mà chiến tranh lại nhuộm màu hoang tàn. Hết những trò chơi, vui đùa, câu chuyện chia sẻ về gia đình và cuộc sống. Ai cũng thu mình một góc, người thì viết thư, người thì làm đồ lưu niệm hi vọng một ngày về sẽ là món quà cho người thân. Tôi thì nằm một góc ngủ, chán quá thì lấy cuốn sách cũ ra đọc. Hiểu đôi ba phần, còn tất cả chỉ mù mờ. Đâu long tàng, hổ huyệt, đâu Tử Vi đâu là Tham Lang. Liệu một sao chiếu mệnh có thể làm vua, hay chỉ là kẻ phản phúc…Tiếng súng còn vang thì tất cả chỉ gác lại sau lưng.
Cuộc chiến của tôi không kéo dài nhưng quá khốc liệt. Những trận chiến bên Cam Bốt, chiến tranh Biên giới Việt Trung. Máu đỏ nòng súng, máu của địch máu của đồng đội và máu của chính tôi. Máu và nước mắt rơi quá nhiều, đôi khi nhường tấm chăn cũ cho bạn cùng đắp thay quan tài xuống suối vàng.
Chiến tranh là sự mất mát quá lớn, mười người ra đi thì chín người ở lại. Người trở về thì cũng không toàn vẹn. Những người bạn trải qua chiến tranh thì họ sẽ cùng nhau vượt qua tất cả dù là khó khăn nhất.
Cuộc chiến đi qua, tôi là người may mắn được trở về. Người lính quay về quê hương với bao ước muốn xây dựng tốt đẹp hơn theo lời dạy của bác. Nhưng cuộc đời như một cuộc chiến tranh, tưởng hòa bình nhưng cũng chỉ dừng lại cho một giông tố khác nổi dậy.
P/S: Kế thừa cuốn sách bí ẩn và một chút lĩnh hội được từ cuốn sách đó. Các độc giả hữu duyên với tác phẩm xin để lại lá số tử vi (hoặc ngày tháng năm sinh, giờ sinh) và 3 câu hỏi về cuộc đời mình. Cảm ơn !!!
 

Nam nam

Ma Tập Sự
20/7/18
1
1
27
Sinh ngày 6/1/1997
Cho e hỏi đường tình duyên của em thì sao ạ?
 

Thiên không vô ưu

Ma Tập Sự
6/7/18
12
3
40
Chap 5: Khu kinh tế mới và duyên kỳ ngộ

Kỳ vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều, tôi trở về với bao nhiêu mơ ước xây dựng quê hương giàu đẹp noi theo tấm gương và làm theo 5 điều bác Hồ dạy. Tôi Hồ Vĩnh Thụy mã hiệu quân nhân LC2960, chiến đấu trong quân ngũ từ tháng 8 năm 1978 tham gia cuộc chiến Biên giới Việt Trung.Quân hàm thiếu úy trên vai, về quê ai cũng gọi Thiếu quý Thụy tôi cảm thấy rất tự hào. Xây dựng quê hương giàu đẹp thì cần thời gian rất dài, còn cái đói thì luôn hiện hữu trước mắt.
Tướng về quê ăn cơm độn khoai, Úy ăn bo bo thay cơm, (bo bo là được các bạn Đông Âu hộ trợ mình để chăn nuôi chứ không phải dành cho người), nằm ổ rơm thay chăn, xếp gạch và đứng đợi từ nửa đêm để được mấy lạng thịt cho cả gia đình, nhà có người ốm muốn giết gà tẩm bổ cũng không được phát ra tiếng kêu. Quan chức hơn nhau ở tem phiếu, càng quan chức cao thì càng tem phiếu nhiều. Về hưu là hết thời, bài thơ phổ biến hồi đó;

Đầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Ngoài đường thiếu tá ê kem
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy thì đi buôn gà
Trung úy về nhà theo đít con trâu
Hỏi chàng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược nhẩy tầu Bắc Nam.

Tài sản là quốc hữu hóa, khi cái bụng còn chưa no thì đừng bao giờ bắt cái đầu phải nghĩ làm sao tiến tới xã hội chủ nghĩa. Mọi người bươn chải làm đủ nghề để sống, nhưng người có đầu óc kinh doanh thì luôn có cuộc sống dư dả hơn. Khi người ta giàu hơn, giỏi hơn thì luôn bị thù ghét trong một xã hội không chịu phát triển. Nhắc đến 2 từ “con buôn” hầu như ai cũng kỳ thị và phân biệt.
Nhằm tạo đà phát triển và giải quyết lao động dư thừa, Nhà nước kêu gọi thanh niên xây dựng khu kinh tế mới. Khắp những vùng như Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Thanh Hóa… thanh niên theo lời kêu gọi lên đường làm nhiệm vụ đổi mới của chủ nghĩa xã hội. Mẹ tôi muốn tôi đi, còn tôi thì chỉ muốn ở quê hương.
Mẹ tôi nói: Vĩnh Thụy ah, Kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc mình cả ngàn năm không thể giết con trai của mẹ, thì khó khăn ở vùng đất mới có là gì mà con bịn rịn thế.
Tôi cầm tay mẹ nói: Cuộc đời con gần 8 năm trong quân ngũ, bây giờ con chỉ muốn ở bên mẹ và có một cuộc sống bình yên.
Mẹ nói: Nếu ai cũng như con thì đất nước sẽ về đâu, biết bao giờ mới lên chủ nghĩa xã hội được. Con quên 5 điều bác Hồ dạy rồi ah.
Tôi nói: Con luôn khắc trong tim câu nói đó, nhưng mẹ còn đói, còn rét. Chiến tranh qua rồi còn lòng nào một lẫn nữa ra đi. Con nào sợ khổ, sợ rét, sợ đói. Con chỉ sợ xa mẹ thôi.
Mẹ nói: Cái chuyện đó của nhi nữ thường tình. Sao con cứ giữ bên mình. Chân cứng đá mềm, hãy xây dựng một quê hương tươi đẹp rồi đón mẹ vào.
Tham gia chiến tranh là đánh cược mạng sống của mình, thêm một lần nữa tôi đánh cược tuổi thanh xuân vào một tương lai mờ mịt. Tôi đi không nghĩ sẽ tạo ra một sự nghiệp to lớn mà chỉ muốn mẹ tôi vui. Khi tham gia chiến tranh chiến đấu bảo vệ quê hương tôi luôn cảm thấy tự hào, không bao giờ chùn bước trước quân thù, đất nước còn xâm lăng thì chúng tôi và các thế hệ đất nước này sẽ luôn góp tuổi trẻ và máu để đất nước có ngày hòa bình.
Ba lô trên vai, nhìn rừng thẳm quen thuộc sau bao trận chiến giờ thấy sao xa lạ quá. Hàng trăm con người hừng hực khí thế xây dựng vùng đất cằn cỗi thành các nông trường quốc doanh, những đồn điền, trang trại. Sức mạnh của con người là vô hạn, nông trường Nam Đàn của chúng tôi cũng từ 2 bàn tay của những con người cầm súng mà hình thành. Những đồng đội khi xưa của tôi bây giờ thành những anh em trong công tác xây dựng quê hương, vùng đất mới.
Duyên kỳ ngộ, khi vào khu kinh tế mới tôi gặp lại Lộc còm (Ốm còm dom) là bạn chiến đấu khi xưa, ngỡ rằng về quê thì chẳng khi nào gặp lại.
Hai thằng gặp nhau chào theo kiểu quân ngũ mà cười sằng sặc. Bao ký ức ùa về vui có, buồn có, nhắc đến đồng đội cũ khi xưa ngã xuống hai thằng đều rơi nước mắt và hứa với lòng mình sẽ quay về quê hương các đồng đội khi xưa không may mắn giúp đỡ gia đình họ khi có điều kiện. Hai thằng luyên thuyên đủ chuyện trên trời dưới đất cảm chừng như không bao giờ dứt.
Lộc là người ít nói, người nhỏ thó nhưng rất linh hoạt, thành phần gia đình địa chủ nên khi nhập ngũ tôi và Lộc có nhiều điểm chung và trở thành bạn thân của nhau trong xuốt quá trình hành quân. Dòng dõi nhà Lộc còm vốn là quan chức nhiều đời trong Triều đình nhà Huế. Sau này dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Ông nội Lộc còm về quê sống, do có tài sản tích góp từ đời các cụ để lại lên cũng được xếp vào thành phần giàu có tiếng khu vực Hương Sơn Hà Tĩnh. Đấu tố đại chủ, không cần biết họ có hại ai hoặc tài sản từ đâu mà có. Chỉ cần có người tố cáo là cách mạng sẽ xử người đó và nhập tài sản xung quỹ, điển hình như: bà Bôn ở Thái Nguyên, gia đình Trường Chinh ở Nam Định... May mắn ông của Lộc còm thoát khỏi cái chết nhưng cũng phải đi cải tạo. Đến đời bố Lộc do là con có thành phần địa chủ nên cũng không được đi bộ đội. Đến lượt Lộc khi đã nhận ra sự sai lầm của 1 thời cách mạng văn hóa, xã hội có một cách nhìn rộng mở hơn, Lộc cũng nhập ngũ như tôi, cũng có thể gia đình tôi và Lộc còm có phúc nên ngày nay chúng tôi mới có thể gặp nhau.
Tôi và Lộc còm được phân về gia đình cô Hương ở nhờ do công trường chưa xây dựng được nhà tạm để ở. Gia đình cô Hương là một gia đình cách mạng, chồng và con trai cô cũng đã hi sinh trong 2 cuộc chiến chống Mỹ và giặc Tàu. Cô Hương hơn 40 tuổi sắc đẹp phai tàn và khắc khổ trên khuân mặt người đàn bà đẹp trải qua nhiều mất mát trong cuộc chiến. Dương 17 tuổi con cô Dương đang tuổi mộng mơ, khi sinh ra thì đã không được thấy mặt bố. Dương là cô gái đang tuổi dậy thì dễ yêu, dễ ghét câu chuyện tâm sự với mẹ không còn hợp nữa. Khi có chúng tôi đến ở nhờ và có độ tuổi sàn sàn con trai cô Hương, thì cô rất vui và coi chúng tôi như con. Dương thì coi chúng tôi như anh trai có chuyện gì cũng tâm sự. Nhà đất lợp tranh trong nhà chỉ có 2 cái chõng mục và một bàn uống nước, ngoài ra chẳng còn vật dụng gì đáng giá.Tôi và Lộc còm ngủ một chõng, may Lộc còm nhỏ nên ngủ còn thoải mái chứ 2 người như tôi thì chắc mỗi thằng chỉ nằm được nửa chõng. Ngoài giờ lên công trường là tôi và Lộc còm lại về giúp đỡ gia đình cô Hương. Chúng tôi lợp lại nhà tranh, đắp bùn vào các liếp đã mọt, sửa chuồng gà chuồng lợn... Thời gian rảnh hơn ba anh em chúng tôi lên rừng kiếm củi. Một phần để sử dụng làm chất đốt, một phần bán đi lấy tiền hoặc đổi lấy thực phẩm thiết yếu. Ngôi nhà có bàn tay đàn ông cuộc sống thêm ấm cúng, căn nhà chẳng còn giột lúc mưa, đêm về bếp lửa bập bùng xóa tan đi cảnh u ám ngày xưa. Chúng tôi cùng nhau giúp đỡ nhiều gia đình trong làng. Thanh niên là thời mơ mộng nhất, cống hiến nhất và tạo nhiều sự đột biến nhất. Lứa chúng tôi và Lộc còm cảm thấy thời gian này có ý nghĩa nhất.
Sự giàu có không mua được niềm vui, mà niềm vui do chính chúng ta tạo ra. Tuy cuộc sống không đủ no nhưng chúng tôi vẫn vui vì luôn có những người bạn bên mình.
Thiết nghĩ cuộc sống cứ trôi qua thầm lặng như vậy nhưng một lần nữa sự thay đổi làm tôi và Lộc còm bước sang con đường mới của cuộc đời.
 

Thiên không vô ưu

Ma Tập Sự
6/7/18
12
3
40
Xem dùm mình đi 15/1/1995 âm 15/12/1994 sinh 12h đêm
Mình muốn xem đường tình duyên và công danh sự nghiệp
Chào bạn. Mình xem lá số của bạn, mình đoán như sau: thứ nhất bạn thuộc người hiền lành, thưởng là con trưởng. Về tình duyên thì khá lận đạn, không khéo 3 4 lần lấy vợ, tốt nhất là lấy vợ muộn hoặc xấu nhất là ko lấy được vợ. Cuộc đời thì khá là thuận lợi trong công việc và tiền tài sẽ thăng tiến nhưng đề phóng sức khỏe. Mình thấy bạn có số sướng, nên làm điền thiện thì cuộc đời sẽ tốt hơn.
 

Liên Kết

Top Bottom