NGÔI LÀNG CỦA QUỶ – Tác Giả Ngựa Tám Chân

truyenst

Admin
Thành viên BQT
4/5/17
103
28
Kính thưa các bạn, trong cuộc sống có những sai lầm ta có thể cứu giãn được nhưng đồng thời cũng có những sai lầm thật sự không thể bù đắp được. Hôm nay mình xin kể cho các bạn một câu chuyện về một ngôi làng mà ở đó ở ngôi làng ấy không có chỗ cho những sai lầm.Mời các bạn nghe chuyện “ Ngôi làng của quỷ “ sáng tác nhà văn “Ngựa tám chân”.

Chương một: Sự bắt đầu của đau khổ từ hạnh phúc ?

Đêm đã khuya, trong bóng đêm mờ mịt có một “quầy xe” hủ tiếu mì gõ lăn bánh trên con đường nối từ xóm trên đến xóm dưới của làng “Thiên Ân”, kèm theo đó là tiếng cười đùa của hai đứa trẻ thơ ngây ngô cùng những câu nói tình ái của đôi vợ chồng trẻ lây lắt kiếm sống qua ngày. Làng Thiên Ân bao gồm ba xóm: xóm trên, xóm giữa và xóm dưới. Điểm nổi bật của làng là ba xóm được lập nên ở những vị trí mà khi nối với nhau thành một hình tam giác cân tuyệt đẹp. Bao quanh làng là hai cánh rừng bạt ngàn xanh biếc cùng con sông lớn uốn cong hình con rồng đi từ xóm trên đến tận tít xóm dưới.

Người dân trong làng Thiên Ân ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc, chăm lo mùa vụ, chăn nuôi gà vịt – tận hưởng một cuộc sống thanh bình ngày này qua ngày kia, tháng này qua tháng nọ, năm này sang năm khác.
Bỗng một ngày, có đôi vợ chồng lạ cùng hai đứa trẻ đến làng mưu sinh bằng cái nghề “xe mì gõ”, dân làng cũng thương hai vợ chồng lạ mặt ấy mà tặng cho họ mảnh đất cuối làng để có nơi ăn chốn kẻ mà mưu sinh. Rồi người dân cùng đôi vợ chồng mỗi người một ít, mỗi người một sức xây nên một căn nhà lá nhỏ đơn sơ cho đôi vợ chồng và hai đứa trẻ kia.

Đôi vợ chồng kia tuy đến làng mưu sinh nhưng tính cách hoà đồng, hoạt bác với mọi người nên được dân làng yêu quý, với lại cái “xe mì gõ” của họ rất được dân làng nên càng được mọi người thương yêu.
Ở giữa làng có nhà của ông Tư Sửu cũng buôn bán cùng nghề với đôi vợ chồng kia, từ khi đôi vợ chồng kia đến làng thì sức hấp dẫn của cái “xe mì gõ” kia đã mời gọi hết bao nhiêu khách hàng của lão kể cả khách hàng thân thiết với khách hàng ruột thịt.

Một hôm, vào buổi bình minh khi ánh nắng còn đang len lỏi qua từng khóm lá nhỏ còn đọng trên đó những giọt sương mai thì lẻ trong nhà lão Tư Sửu bỗng có tiếng quát, tiếng đập bàn vang vọng
-“Mẹ kiếp, nó là cái quái gì mà dám cướp khách của tao, rồi mày sẽ thấy cái thằng khốn nạn kia” – ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha…..

Nói đoạn, lão ta đi vào trong buồn, không biết từ bao giờ trên tay lão là một vật gì đó được quấn trong một miếng vải đen kịt đứng ngay bên cạnh cái “xe mì gõ” giữa màn đêm tĩnh mịch đang dần dần buông xuống………. !!!
-“Này, ông sao vậy” ?. Tiếng Bà Hai gọi vọng vào trong nhà khi thấy chồng mình buổi sớm lên rừng nhưng chưa gì đã quay về với vẻ mặt thất thần!. Gọi mãi mà không có tiếng thưa của Ông Hai, Bà Hai nghĩ có chuyện chẳng lành nên bước vào trong xem hôm nay ông nhà sao về sớm thế mà còn về trong tâm trạng bơ phờ, ánh mắt như sắp tàn. Rồi bỗng tiếng Bà Hai khóc nức nở cất lên nghẹn ngào: “Ông ơi, sao ông nở bỏ tôi mà đi sớm vậy hả ông. Ối giời ơi, ông ơi là ông ơi”. Trước mặt Bà Hai giờ đây là Ông Hai đang nằm đó bất động đôi môi thâm tím mặt xanh như tàu lá chuối đang dần dần chìm vào giấc ngủ nghìn thu.

Tiếng nức nở của Bà Hai chưa dứt thì trong làng thấp thoáng xa gần lại nghe tiếng khóc nghẹn ngào vang lên, hầu như nhà dân nào có người già đều lăn ra chết một cách bất đắt kì tử, còn đám thanh niên trai tráng thì người cứ đờ dần mềm như cọng bún. Đến khoảng xế chiều, đợi đám thanh niên dần hồi sức trưởng làng A Thiên gặng hỏi từng người thì mới biết sáng hôm nay có một tốp già trẻ trong làng lên rừng để mưu sinh và ăn sáng tại cái quán hủ tiếu mì gõ của đôi vợ chồng nọ nhưng cũng chẳng hiểu sao cớ sự lại ra như thế !!!

Nghe đến đấy, những người dân còn lại trong làng người cuốc, người gậy, người xẻng, người đuốc tiến thẳng đến nhà của đôi vợ chồng kia. Hai vợ chồng kia đang ngồi ăn cơm cùng hai đứa con nhỏ thì bỗng nhiên cánh cửa nhà bật tung ra, một chiếc lưỡi hái dài quằm sắt nhọn cắm thẳng lên bàn ăn.

– “Chết con mẹ cái nòi giống nhà mày đi, đồ lũ khốn nạn”

Không đợi phản ứng của đôi vợ chồng kia nhanh như cắt Năm Hổ vút cái hái lên cao như múa kiếm định chém bay đầu anh chồng, hoảng quá anh chồng lôi cả chị vợ và hai con chạy ra cửa sau men theo con sông chạy thục mạng bán sống bán chết mà chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Phía sau là tiếng hò hét, tiếng chửi rủa và ánh đuốc sáng chói của dân làng bám theo họ

– “Giết chúng nó đi, Năm Hổ, Năm Hổ, Năm Hổ………”

Chạy đến phía cuối con sông của làng bao quanh họ chỉ toàn những bụi tre thấp thoáng xa gần và tiếng người phía sau. Bỗng hai đứa nhỏ đuối sức trượt chân rơi xuống nước rồi từ từ chìm dần chìm dần. Người mẹ thấy vậy nhảy xuống định cứu con nhưng cô cũng chìm dần chìm dần. Người cha ở trên bờ thấy vậy quỳ gối bên mé sông, hai hàng nước mắt đẫm lệ tuôn ra. Rồi dân làng cũng kéo đến, thấy cảnh tượng trước mắt ai nấy đều xanh cả mặt không ai nói với ai một câu gì. Bỗng anh chồng đứng phắt dậy từ từ quay lưng lại phía dân làng một đôi mắt đỏ rực hằn học sáng lên trong đêm, nước mắt trên khoé mi của anh ta giờ chỉ còn lại là hai hàng máu đang chảy dần chảy dần trên khuôn mặt rỉ xuống đất những giọt lệ ai oán. Rồi anh ta cất giọng giận dữ như từ cõi xa xăm vọng về

“ Ta nguyền rủa cái làng Thiên Ân này mãi mãi, mãi mãi – ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha………….”
Chương hai: Lời nguyền năm nào ?

( TO BE CONTINUED. )
 

truyenst

Admin
Thành viên BQT
4/5/17
103
28
NGÔI LÀNG CỦA QUỶ PHẦN 2 - Tác Giả Ngựa Tám Chân


Chương Hai: Lời nguyền năm nào ?
Đã bốn năm trôi qua kể từ cái ngày định mệnh đó dân làng vẫn sống rất bình thường mà không thấy chuyện quái lạ gì xảy ra. Kể cũng lạ, nếu chết dưới nước trong vòng tuần lễ cũng phải thấy xác nổi lên cớ sao dân làng tìm hoài tìm mãi từ đầu sông, giữa sông thậm chí cả hạ nguồn của sông, tìm cả mọi ngóc ngách mà xác người có thể vướng vào nhưng chẳng được gì, mọi thứ chỉ là cong cóc. Tìm hoài mà chẳng thấy xác đâu và cũng bởi vì dân làng cứ nghĩ bốn người trong gia đình nọ đã “ăn cháo đá bát” với mọi người nên dần dần người ta cũng cho mọi chuyện chìm vào quên lãng, vào quá khứ và trôi dần đến hôm nay đã là bốn năm. Nhưng họ đâu biết rằng, trong suốt bốn năm đó phía sau rặng rừng ngọn núi cuối làng cứ hằng đêm hằng đêm xuất hiện 16 con mắt lúc xanh lè lúc sáng đỏ rực trong đêm cứ chăm chăm về phía làng như chờ đợi điều gì đó ?
Và cuối cùng điều gì đến cũng phải đến, lời nguyền năm nào về cái làng Thiên Ân này đã có được câu trả lời thỏa mãn. Một đêm nọ, ông Tư Hơi và anh Ba Ruộng đi soi đêm. Đêm ấy trời không trăng không sao cũng chẳng có chút gợn gió đêm nào ùa về cả, hai người lẳng lặng xuôi mái chèo trên dòng sông nọ, đi đến đoạn sông gần ngọn núi phía cuối làng bỗng mây đen tan ra vầng trăng sáng tỏa lên vằng vặc trong đêm, tôm cá dưới sông ở đâu không biết ục lên lặn xuống nhiều vo kể. Anh Ba Ruộng bèn vỗ đùi đánh đét một tiếng:
- “Chao ôi, trời thương chúng ta rồi Ông Tư ơi, phen này được một mẻ lớn đấy chú Tư ạ !!!”.
Ông Tư quay sang đáp:
- “ Tao cũng nghĩ như mày đó, đêm nay về tao với mày lấy ra một ít mà say sưa cả đêm là hết đét luôn đấy con ạ. Khà khà khà........”
Rồi hai người phá lên cười sằng sặc khoái chí. Nhưng bỗng hai người im bặt mặt mày xanh lét như tàu lá chuối khi phía bên tai họ là tiếng của trẻ con cười “ hi hi hi hi....” hoà lẫn với tiếng mèo kêu trong đêm thanh vắng nghe rợn cả người “ ngao ngao ngao ngao.........”. Bất chợt phía hai bên mạng xuồng trồi lên hai cái đầu con nít một trai, một gái. Ớn lạnh thay hai cái đầu không co mắt, cái miệng ngoác ra đến cả mang tai rồi lẻ đâu không biết hai hàng huyết lệ tuôn chảy tuôn chảy từ hai lỗ mắt sâu hoắm đen xì kia. Hai dòng huyết lệ tuôn ra nhuốm đậm cả dòng sông một màu đỏ của máu chỉ trong chốc lát. Chưa dừng lại ở đó, miệng của hai đứa trẻ bất chợt phát ra một thứ âm thanh nghe đâu từ cõi xa xăm vọng về
“Xuống đây, xuống đây này, xuống đây mà mò tôm bắt cá với tụi cháu này hai chú. Xuống đây mau, nhanh lên, nhanh lên không là tôm cá sẽ lặn đi mất đấy, đi mất đấy”.
Đến đây, cả Ông Tư và ông anh Ba như có một luồn điện chạy dọc sống lưng, hai tay rơi luôn cả hai cái vỏ đựng cá xuống sông mà run lên cầm cập, rồi cả hai ôm chầm lấy nhau như chờ đơi một điều gì đó. Bỗng nhiên ở đâu đó tiếng mèo kêu lại vang lên làm cho hai người suýt són ra cả quần.
“Ngao, ngao, ngao, ngao, ngao, ngao, ngao...........”
Bất chợt hình ảnh hai đứa bé cùng dòng sông máu biến mất. Hai người từ từ buông tay ra rồi cả hai cùng dụi mắt nhưng chẳng thấy gì ngoài dòng sông tĩnh lặng như tờ. Thấy vậy ông Tư Hơi liền lên tiếng: “Đúng là đi đêm nhiều quá tao với mày bị thần hồn nát thần tính rồi con ạ, ma với chả quỷ gì ở đây.” Nói đoạn, ông quay sang thằng Ba nhưng ông anh Ba cả người cứng đơ ra toàn thân lạnh toát mắt mở trừng trừng mồm há hốc ra, ông Tư chưa hiểu chuyện gì bèn nhìn theo hướng anh Ba Ruộng bỗng ông Tư cũng im bặt như đứng tim vì phía trước mắt ông theo hướng thằng Ba là một người con gái tóc dài đến tận chót gần chạm đất phủ cả khuôn mặt, mặc cả bộ đồ trắng toát đang nằm đung đưa vắt vẻo trên bụi tre phía bờ sông bên phải, hai tay đang bế hai đứa bé trên tay nhưng không rõ mặt mũi, rồi cô ta cất tiếng ru thánh thoát mà nghe ớn lạnh cả sống lưng.
“Con ơi con ngủ cho ngoan !!!
Để mẹ đi hỏi hai chú chèo đò
Hỏi cho con nhỏ à ơi !!!
Moi tim móc ruột hả hê con à !!!”
Rồi bất thình lình cô gái ngoảnh cái đầu lại nhìn hai người rồi phá lên cười sằng sặc
“ Ha ha ha ha ha ha ha ha......”
“Con ta đói lắm hai người cho tim cho ruột con ta nhá, có được không nào ?”
“ Ha ha ha ha ha ha ha ha......”
Nói rồi, bỗng nhiên cô gái biến mất để lại câu nói:
“Quay lưng lại nào, quay lưng lại nào”
Cả ông Tư Hơi và anh Ba Ruộng quay lưng phắt lại thì hỡi ôi phía bờ bên trái sông phía trước họ là một người đàn ông với đôi mắt lúc xanh lúc đỏ trên tay cầm cái lưỡi hái mà cứ bổ bổ vào hai người
“ Tim đâu rồi, ruột đâu rồi, vợ con ta đói, ta xin nhá, ta xin nhá, được không, được không ?”
“ Ha ha ha ha ha ha ha ha.........”
Tiếng cười của con quỷ đực kia vừa dứt thì ở hai đầu xuồng kêu bóp một tiếng, rồi tiếng răn rắt phát ra, từ từ kẻ đâu không biết trồi lên hai cánh tay móng vuốt sắt nhọn đâm thủng cái xuồng nhỏ kia. Đến đây, ca hai người như hiểu chuyện gì xảy ra, hai người phóng vọt lên bờ mà bỏ của chạy lấy người, cứ hướng đầu làng mà chạy. Chạy gần đến cây đa đầu làng bỗng hai người bị nhấc bỗng lên bởi một lực vô hình nào đó rồi một tiếng thét vang lên trong đêm tối vắng lặng.
“ Á á á á á á á á.........”
Sáng ra, dân làng mới tá hoả cả lên ai nấy đều phải rùng mình khi mà xác cua hai người treo lủng lẳng trên cây đa tay chân cứng đờ, mắt miệng mở trao tráo và kinh dị là tim và ruột của họ bị moi ra lủng lẳng cùng với thân thể. Chưa dừng lại sau cái chết đầy thương tâm của hai người nọ, một buổi đêm, bà Năm An cứ trằn trọc mãi suốt đêm không ngủ được nên bà gánh hàng ra chợ sớm hơn mọi khi. Khi đi ngang qua gốc cây đa giữa làng, nơi hai cái xác của ông Tư Hơi và anh Ba Ruộng treo lủng lẳng bị moi tim, móc ruột ngày hôm nào. Hình ảnh đó lại hiện về trong tâm trí bà khiến bà rùng mình một cái. Rồi bất chợt ở đâu đó một luồng gió lạnh như hơi băng thổi đến ôm lấy cơ thể bà Năm An, một luồng ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Bà từ từ quay đầu lại về phía hai cây đa nơi hai cái xác treo lủng lẳng thì hỡi ôi hai cái xác biến mất không cánh mà bay, thay vào đó là bốn cục lửa lúc xanh lúc đỏ hai lớn hai nhỏ cứ bay vòng tròn quanh cây đa, ở phía xa xa tiếng chó tru lên văng vẳng trong đêm nghe lạnh cả người. Bỗng tiếng chó tru im bặt chỉ còn lại là tiếng gầm gừ ken két trong cuốn họng, bốn cục lửa ma từ từ mờ dần, tàn dần, tan dần để lại phía sau ánh lửa tàn kia là hai đứa bé đôi mắt sâu hoắm không có tròng đang ngồi vắt vẻo trên cành đa mà nức nở khóc những tiếng khóc trẻ con ai oán. Phía dưới gốc đa, từ thân cây đa thoát ra một nữ quỷ tóc dài, đôi mắt xanh lè như đốt cháy màn đêm, hai bàn tay với những ngón tay nhọn hoắt lao đến siết cổ bà Năm An.
“ Trả mạng cho tao, trả mạng cho tao
Đền mạng cho con tao, cho con tao
Hùhm, ha ha ha ha ha ha ha.............”
Bất thình lình, đôi chân bà Năm An bỗng lạnh toát, theo phản xạ bà nhìn xuống chân mình thì hỡi ôi một bàn tay đen sì sì với từng đốt xương hiện rõ trong đêm tối tịch mịch, đang nắm chặt lấy chân bà ta. Rồi từ dưới mặt đất trồi lên một cái đầu người với đôi mắt đỏ rực, hàm răng nhọn hoắt, rồi cái giọng the thé mù tịch như từ địa ngục vọng về cất lên.
“ Xuống đây cô Năm ơi, xuống đây!
Xuống mà chơi với tụi cháu này
Địa ngục vui lắm, vui lắm cô Năm ơi.”
“ Ha ha ha ha ha ha ha ha...................”
Nghe đến đấy, bà Năm An mặt như vô sắc, chân cứng đờ lạnh buốt không thể nhấc nổi cứ đứng đờ mặt ra đấy như chờ đợi cái chết đến với mình. Nhưng ý thức sống trong bà bỗng trổi dậy, bà dùng hết sức bình sinh có thể mà giãy giụa thoát thân, rồi bà chạy như bay chân không chạm đất cứ nhắm hướng đình làng mà chạy. Ngoảnh mặt nhìn lại thì hỡi ôi hai con quỷ kia cũng từ từ hoá thành hai ngon lửa ma bay vọt vọt đuổi theo bà. Chạy đến trước cổng đình làng bà đuối sức ngã quỵ ngất xỉu, thứ bà nhìn thấy cuối cùng là một luồng sáng màu xanh, một màu xanh rất đẹp từ cái chót cao ngất của mái đình phát ra rồi một màu đen bao trùm lấy đôi mắt bà.
Sáng ra, dân làng thấy bà Năm An ngất xỉu trước cổng đình thì tá hoả cả lên, người tay người chân đưa bà vào trong đình, người xoa bóp tay chân, người xức dầu. Một lát sau, bà Năm An tỉnh lại giọng bà yếu ớt kể lại những gì xảy ra với bà đêm qua. Bà kể xong, một người ở đó lên tiếng “ may cho bà là bà phước lớn mạng lớn chưa tới số phải chết đấy, nếu gặp phải người khác có lẻ giờ đây cũng giống như hai ông kia hôm nọ”

“ Không biết cái làng này còn tồn tại được bao lâu nửa đây, hơ hơ......”. Giọng thở dài của trưởng làng A Thiên cất lên, mọi người cùng im bặt.

Rồi kể từ đó, cứ đêm đến dân làng không ai dám ra khỏi nhà trừ khi nào có viẹc gấp cũng phải đi thành tốp năm sáu người mười người chứ cũng không ai dám đi một mình, nhất là phải đi qua cây đa giữa làng - cây đa ma quỷ.
Về phía bà Năm An, kể từ cái lần chết hụt đó bà lúc nào cũng như người điên, ban ngày cứ thơ thơ thẫn thẫn đêm đến cứ tru lên như chó tru vang vọng khắp làng.
Rồi mọi chuyện cứ trôi dần, trôi dần đến hai tháng sau bỗng nhiên gà vịt, chó mèo, trâu bò của cả làng không hiểu sao tự nhiên sao một đêm lăn đùng ra chết một cách khó hiểu. Kiểm tra thì hỡi ôi vật nuôi của làng bị chết một cách rất kinh dị, chúng bị hút hết máu rồi bị bẻ cổ, xung quanh đó là vết chân người đen xì sâu hoắm in xuống nền đất, vết móng tay cào vào tường vào cửa tạo nên một dường dài sắt nhọn, máu me của vật nuôi văng tung toé khắp nơi chỗ chúng chết.
Vụ vật nuôi chết hàng loạt chưa có lời giải thích thì một buổi nọ, ông Năm Sị đang ngồi nhậu với đám bạn bỗng đứng phắt dậy máu mồm, máu miệng, máu từ lỗ tai tuôn chảy ra xối xả, mặt ông ta tím lại đôi mắt hiện lên vẻ sợ sệt nhìn về phía cây đa của làng mà ú ớ. Đám bạn nhậu thấy vậy bèn xúm vào cứu nhưng không còn kịp nữa, Năm Sị chỉ còn kịp nói bốn chữ
“ Nó nó nó.... đang đang đang..... ở ở ở.......... đấy đấy đấy.........”, rồi lăn đùng ra chết đôi mắt vẫn còn mở to trao tráo.
Cái vụ Năm Sị nhậu với bạn rồi chết bất đắc kì tử chưa kịp lắng xuống thì một ngày nọ ông Sáu Râu chăn dê trên núi cùng mấy ông khác trong làng, đang hả hê thời sự với mấy ông hàng xóm bỗng đàn dê của Sáu Râu từ từ đi lại phía mé bờ sông nơi mà bốn người trong gia đình nọ năm nào chết ở đấy. Rồi tự nhiên có một lực hút vô hình nào đấy hút mấy con dê đó xuống sông chìm nghỉm chỉ còn nghe tiếng rơi nước “ tủm” một cái. Ông Sáu Râu cùng mấy người ở đó thấy vậy bèn chạy lại thì hỡi ôi chẳng thấy mấy con dê đâu nữa, mặt nước lặng như tờ.
“Ối giời ơi”, một người cất giọng hoảng sợ rồi chỉ tay xuống sông, mấy người ở đấy cùng nhìn theo hướng ông nọ chỉ rồi họ cũng im bặt mặt xanh cắt không còn giọt máu. Phía ông nọ chỉ, nước ở chổ đấy sôi lên ùng ục rồi máu từ đâu không biết cứ trồi lên trồi lên từ chổ nước sôi đấy, một lát sau lan ra cả một vùng sông một màu đỏ rực của máu.
“Hé hé hé hé hé hé hé hé.........”
Một giọng cười ma quái vang lên phía bờ sông bên kia, cả mấy người nhìn sang thì hỡi ôi phía sau lùm cây um tùm kia là một con nữ quỷ tóc che kín cả khuôn mặt, đôi bàn tay với những móng vuốt nhọn hoắt đang đứng đấy, giọng nó cất lên đầy mang rợ.
“ Không ngờ các ngươi dám đến tận đây. Nếu đến đây rồi, mời xuống sông máu mà tắm cùng mỹ nhân ta nhé”
“ Hé hé hé hé hé hé hé hé...............”
Úi giời ơi, quỷ quỷ nử quỷ xuất hiện cả ban ngày rồi. Rồi cả mấy người phá lên chạy thục mạng về làng, vừa chạy vừa la toáng cả lên, ở phía xa xa ánh nắng mặt trời đang tắt dần tắt dần phía sau núi.
Tối đó, cả dân làng tá hoả lên đi tìm họ, tìm khắp cả làng mà chẳng thấy đâu, mấy bà vợ cứ khóc thét lên như sắp lụi tàn cứ gào khóc trong tuyệt vọng. Bỗng trưởng làng A Thiên cất tiếng: “Hay là ở chổ đấy”. Nói đoạn, ông chạy ra chỗ mé sông cả mấy người nửa cũng chạy theo thì hỡi ôi họ đã chết từ lúc nào xác đang trương phình nổi lềnh bềnh trên mặt sông. Ớn lạnh thay, những người ấy không còn tim nữa sau khi dân làng vớt xác họ lên kiểm tra. Mấy bà vợ cứ gào khóc lên đau đớn trong tuyệt vọng. Trưởng làng A Thiên thở dài hắc ra, cái giọng ông trầm trầm cất lên.
“ Ta đã hiểu chuyện gì với cái làng này rồi.”
Nói dứt câu, ông hẹn mấy ông cao tuổi ở đó ngày mai vào trong đình làng ông có chuyện cần bàn, rồi ông lặng lẽ bỏ về từng bước chân nặng nề của ông cứ khuất dần khuất dần trong đêm tối.

Năm Hổ, một thanh niên gan góc cóc tía nhất của làng, từ nhỏ đến lớn rất là cứng đầu và đặc biệt không bao giờ anh tin vào mấy chuyện ma quỷ. Cho nên mới 14 tuổi đã được vào đội tuần tra đặc nhiệm của làng. Có lần đám bạn thách đố anh ngủ trên ngôi mộ một người mới chết trong nghĩa địa của làng, hắn ta vỗ đùi đánh đét 1 tiếng “ Úi giời ơi, chuyện nhỏ tao còn sống trở về là tụi bay phải gọi tao là đại ca đấy nhá, nhớ nhá nhớ nhá”. Mọi người cứ nghĩ hắn ta khoác lác thế nào cũng sợ té đái mà lăn lê bò lết về giữa đêm nhưng không sáng hôm sau Năm Hổ trở về vẻ mặt tươi cười “ Sao, phục anh chưa mấy chú, từ giờ anh là đại ca của mấy chú đấy nhá, hi hi hi hi.......”. Mọi người ngơ ngác khó hiểu và cũng thật là khó tin, và cũng kể từ đấy Năm Hổ càng cóc tía hẳn lên và cho đến tận bây giờ khi có quá nhiều chuyện xảy ra với làng hắn ta cũng rất bình thản.
“Ma với chả quỷ cái gì ở đây”, trong một cuộc nhậu hắn đã tuyên bố với đám bạn. Một người ở đấy thấy vậy lên tiếng “ Mày không sợ thì tối nay mày ra chỗ mé sông kia kia ấy rồi nhảy xuống đấy mà tắm rồi quay trở lại đây cho tao xem nào, mày mà ok hết tao ok mày nhậu nguyên năm luôn”. Năm Hổ nghe vậy vỗ bàn cái rầm “ Bố láo, dám thách anh mày à, rồi mày sẽ hối hận là bao anh nhậu nguyên năm đấy, há há há há há há há há.....” Xem anh mày này, nói đoạn Năm Hổ cầm chai rượu ực một hơi rồi cứ nhắm hướng mé sông đấy mà đi, bóng Năm Hổ cứ khuất dần xa dần trong bóng đêm.
Quay trở lại thời điểm trưởng làng A Thiên gọi các bô lão của làng vào đình làng họp, trưởng làng đã thuật lại mọi chuyện trong gia đình nọ cùng với những chuyện xảy ra gần đay với làng. Mọi người ở đấy đều gật đầu đồng ý. Trưởng làng A Thiên lên tiếng “ bây giờ chúng ta phải mời một pháp sư thật cao tay ấn mới có thể gỡ được cái nạn này cho làng mà thôi, vậy tôi sẽ đi tìm thầy cao tay mọi chuyện của làng tôi giao lại cho các vị vậy, nhất định không được để cho một người nào của làng chết nữa”. Cả mấy người ở đấy cùng gật đầu đồng ý. Nói xong, trưởng làng khoác cái túi nải đã chuẩn bị sẵn khi nào không biết “ Tôi đi đây mọi việc trông cậy vào mọi người đấy”. Đi đến cổng đình, ông quay lại nói với các bô lão “Đặc biệt là thằng Năm Hổ, tôi lo cho nó lắm”, rồi ông bước đi xa dần xa dần khỏi làng.
Về phía Năm Hổ, anh ta đi cả đêm mà chẳng thấy về đám bạn cứ đợi anh cả đêm đến sáng người thì gục lên người thì gục xuống. Đúng lúc đó các bô lão đến nhà Năm Hổ, thấy như vậy một bô lão hỏi thì được một người trong đám bạn nhậu thuật lại mọi chuyện. Bô lão A Minh lên tiếng
“ Thôi chết rồi, đi tìm nó mau, nhanh lên nhanh lên”
Buổi sáng hôm đó cả làng tá hoả cả lên mà tìm Năm Hổ, tìm đến cây đa của làng thì thấy Năm Hổ đang nằm xỏng xoài ở gốc đa mình mẩy còn ước nhem, miệng đầy đất bùn đen vòi bò lút nhút. Dân làng bèn đưa Năm Hổ vào trong đình làng cứu chữa một lúc thì Năm Hổ tỉnh lại, đôi mắt thất thần, giọng anh ta yếu ớt kể lại mọi chuyện đêm qua....
Như đã hứa với đám bạn, Năm Hổ đi đến chỗ sông ấy có chút hơi men Năm Hổ la lớn “Ma đâu đến đây, quỷ đâu nào lại đây”. Nói dứt câu Năm Hổ nhảy xuống sông mà tắm rửa kì cọ, được một lát thì ở đâu không biết một con mèo đen đôi mắt nó sáng lên xanh lè trong đêm cứ đứng ở bờ sông nhìn anh chằm chằm, bỗng nó cất tiếng kêu “ ngao ngao ngao ngao ngao ngao ngao ngao.....” giữa đêm tối nghe lạnh sống lưng rồi chạy vụt mất trong đêm. Rồi ở chổ Năm Hổ, ở bốn góc, nước hoà lẫn với máu sôi lên ùng ục như có ai bỏ than vào bếp lửa vậy. Rồi từ bốn góc nước ấy trồi lên bốn người, Năm Hổ bất chợt nhận ra là bốn người trong gia đình nọ. Giọng của “cha quỷ” cất lên “Năm Hổ, tao tìm mày lâu lắm rồi, đợi mày lâu lắm rồi, hé hé hé hé hé hé hé hé.....”. Nói xong, tên quỷ kia lao đến Năm Hổ hắn ghé sát mặt mình vào mặt Năm Hổ thì hỡi ôi hắn ta không có mắt, máu từ hai lỗ đen sâu hoắm kia cứ chảy ra, rồi bàn tay xương xậu của hắn nắm lấy tóc của Năm Hổ mà nhận xuống nước rồi lại kéo lên rồi lại nhận xuống. Hoảng quá, Năm Hổ dồn hết sức thanh niên chống trả quyết liệt để thoát thân, may mắn thay Năm Hổ vụt lên được bờ sông nhắm hướng nhà mình mà chạy như bay, chân Năm Hổ dường như không chạm đất. Nhưng thôi, trước mặt Năm Hổ giờ đây là cây đa của làng từ thân cây đa con “nữ quỷ” xuất hiện, giọng nó ôn tồn cất lên “mày chạy không thoát đâu Năm Hổ” rồi một màn đêm bao trùm lấy Năm Hổ và anh không còn nhớ gì nữa cho đến khi dân làng tìm thấy Năm Hổ. Kể đến đây bỗng người Năm Hổ co giật rất mạnh, mấy người lực lượng lao vào kiềm lại nhưng cũng đành bất lực họ bị hất văng ra hết, từ mắt, từ miệng, từ lỗ tai của Năm Hổ máu tuôn chảy ra xối xả ướt hết cả người anh ta, rồi Năm Hổ tắt thở để lại đôi mắt không nhắm đang mở trao tráo khiến ai ở đó cũng rùng mình. Đúng lúc đấy trưởng làng về đến cổng làng, đi cùng ông là một người râu tóc bạt phơ, hai người cùng hai đôi chân nặng nề tiến vào trong làng.
Nickname facebook: Kysi Bongdem hoặc search phone 01637083474
Number phone: 01637083474
Nickname Zalo: Kysi Bongdem hoặc search phone 01637083474
Cảm ơn mọi người đã ủng hộ mình, mình sẽ hoàn thành bộ truyện trong thời gian sớm nhất có thể. Chân thành cảm ơn mọi người.
 

Danielsob

Ma Tập Sự
5/9/24
9
1
37
Отказное письмо <a href=http://www.esertificat.ru/>http://www.esertificat.ru</a> представляет собой документ установленного образца, подтверждающий отсутствие необходимости оформлять на товар сертификат/декларацию соответствия. Его оформление является экономичной заменой длительной и требующей дополнительных расходов процедуре сертификации.
 

Liên Kết

Top Bottom